Vai trò của STP trong Marketing doanh nghiệp

Đánh giá

Segmentation (Phân khúc thị trường)

Bước đầu tiên  tiếp thị STP trong marketing là giai đoạn phân khúc thị trường – hoạt động phân chia khách hàng trong thị trường mục tiêu thành các nhóm nhỏ khác nhau. Mục tiêu chính ở đây là tạo ra nhiều phân khúc khách hàng khác nhau dựa trên các tiêu chí và đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn.

Các phân khúc thị trường có thể chia làm 4 loại

  • Phân khúc theo địa lý: Phân chia đối tượng khách hàng dựa trên quốc gia, khu vực, tỉnh thành,…
  • Phân khúc theo nhân khẩu học: Phân chia đối tượng khách hàng dựa trên độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính,…
  • Phân khúc theo hành vi: Phân chia đối tượng khách hàng dựa trên cách họ tương tác với doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như sản phẩm yêu thích, tần suất mua hàng,…
  • Phân khúc theo tâm lý: Phân chia đối tượng khách hàng dựa trên tâm lý khi mua hàng của người tiêu dùng. Một số đặc điểm của sản phẩm khách hàng thường quan tâm như giá cả, bao bì, chất lượng, số lượng,…

Vai trò của STP trong Marketing doanh nghiệp - Ảnh 1
Segmentation (Phân khúc thị trường) STP trong Marketing

Lưu ý khi phân khúc thị trường

  • Tính đo lường được: Các yếu tố mà doanh nghiệp có thể đo lường như sức mua của khách hàng, kích cỡ phân khúc và doanh thu sản phẩm cũng như lợi nhuận của phân khúc thị trường.
  • Tính khả thi: Doanh nghiệp cần đảm bảo phải đáp ứng được khả năng phục vụ phân khúc thị trường đã xác định (tài chính, nhân sự, thiết bị, công nghệ,…).
  • Tính bền vững: Phân khúc được chọn cần bao gồm một số lượng lớn khách hàng có nhu cầu, đem lại nhiều lợi nhuận cao hơn so với các phân khúc khác và đảm bảo khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tính khác biệt: Mỗi phân khúc thị trường sẽ có những đặc điểm khác biệt và phục vụ những nhóm đối tượng khác nhau.

Targeting (Thị trường mục tiêu)

Sau khi đã phân khúc thị trường, doanh nghiệp cần triển khai phân tích và xác định thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là sự phân khúc khách hàng vào từng nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Hay nói cách khác, thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Khi đã hiểu rõ về thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể nhận biết chính xác khách hàng đang mong muốn điều gì về các sản phẩm / dịch vụ của mình. Từ đó xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp để gia tăng lợi thế cạnh tranh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Một số phương pháp mà doanh nghiệp có thể sử dụng khi lựa chọn thị trường mục tiêu bao gồm:

  • Tập trung toàn bộ các nguồn lực vào một phân đoạn thị trường cụ thể mà doanh nghiệp đánh giá là có lợi thế.
  • Chọn lọc một số phân khúc thị trường tiềm năng, phù hợp với định hướng và quy mô của doanh nghiệp.
  • Xác định một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu cho thị trường này.
  • Bao phủ toàn bộ thị trường với các chiến lược Marketing không phân biệt.
Vai trò của STP trong Marketing doanh nghiệp - Ảnh 2
Targeting (Thị trường mục tiêu)

Positioning (Định vị thương hiệu)

Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm cũng như thương hiệu một vị trí nhất định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng.

>>Xem thêmThương hiệu cá nhân là gì? Những điều bạn nên biết

Ở giai đoạn này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là thể hiện sự khác biệt giữa sản phẩm / dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa cùng một chiến lược marketing nhận diện thương hiệu có thể giúp thương hiệu đủ khả năng thâm nhập vào nhận thức của khách hàng.

Có ba yếu tố có thể giúp bạn đạt được lợi thế cạnh tranh khi định vị thương hiệu bao gồm:

  • Định vị biểu tượng: Xây dựng niềm tin từ khách hàng thông qua đặc điểm mang tính biểu tượng của thương hiệu.
  • Định vị chức năng: Giải quyết vấn đề của khách hàng và cung cấp cho họ những lợi ích thực sự.
  • Định vị trải nghiệm: Tập trung vào kết nối cảm xúc mà khách hàng có với sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.

Định vị sản phẩm thành công nhất là khi có sự kết hợp của cả ba yếu tố. Đây là một điều bạn cần hết sức lưu ý khi thực hiện chiến lược STP Marketing cho doanh nghiệp của mình.

Vai trò của STP trong Marketing doanh nghiệp - Ảnh 3
Positioning (Định vị thương hiệu)

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.