Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
Để tìm việc kinh doanh lương cao thì bên cạnh việc đáp ứng những tiêu chí nhất định từ nhà tuyển dụng, bạn cần phải có những kĩ năng, bí quyết tìm việc ‘ruột’. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Cẩm nang xin việc quản trị kinh doanh dễ dàng, lương cao
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
Với các công việc lương cao thì yêu cầu từ nhà tuyển dụng cũng khắt khe hơn, bằng cấp cao, nhiều năm kinh nghiệm, thực lực nổi bật, cách làm việc hiệu quả,… Trong thời buổi thị trường ‘người khôn việc khó’, các chuyên gia đã bật mí bí quyết tìm việc kinh doanh để bạn có thể ứng tuyển thành công các công việc lương cao như mong muốn mà không mất nhiều thời gian.
Bổ sung kiến thức
Việc thu nạp, bổ sung kiến thức không bao giờ là thừa, bạn hãy trau dồi thêm những kiến thức về tài chính – kinh tế, thường xuyên theo dõi thị trường và các thông tin về lĩnh vực kinh doanh của mình,… nói chung là càng chuyên sâu càng tốt. Thêm vào đó, học thêm ngoại ngữ chính là bí quyết tìm việc, là chìa khóa giúp bạn đến với thành công nhanh hơn. Hầu hết những người làm ở các công việc lương cao đều ý thức được vấn đề này và họ bổ sung cho mình một vốn ngoại ngữ nhất định, phổ biến nhất là tiếng anh. Việc học ngoại ngữ giúp bạn mở rộng cơ hội thăng tiến, tự tin giao tiếp với đối tác nước ngoài và nâng cao trình độ của bản thân. Chắc chắn với phần kiến thức đầy đủ sẽ là điểm mạnh giúp bạn ghi điểm với người tuyển dụng.
Phát triển kỹ năng mềm
Bên cạnh chuyên môn, trình độ thì việc phát triển kỹ năng mềm là điều vô cùng cần thiết để bạn chứng minh được bản thân, tạo dấu ấn với các nhà tuyển dụng. Với những chuyên gia ‘săn đầu người’ thì họ đánh giá rất cao khía cạnh này, nhất là đối với lĩnh vực công việc cần giao tiếp nhiều như kinh doanh. Kỹ năng mềm cũng cần trải qua một quá trình rèn luyện, tích lũy, bạn có thể không quá giỏi chuyên môn nhưng sự tự tin trong mọi tình huống giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, kỹ năng chốt đơn hàng, kỹ năng quản lý sắp xếp và làm việc nhóm cũng là một lợi thế để nhà tuyển dụng ‘nhắm trúng’ bạn. Để tìm việc kinh doanh thành công và có mức thu nhập tốt, kỹ năng mềm là điều nhất định phải có và nên được rèn luyện mỗi ngày.
Nghiên cứu và tìm hiểu toàn diện về công ty trước khi phỏng vấn
Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao tiếp theo chính là tìm hiểu về công ty và công việc mà bạn đang muốn nộp hồ sơ là một điều rất cần thiết và hữu ích cho cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ thấy hài lòng với một người chịu bỏ ra thời gian tìm hiểu rõ công việc của họ, điều này vừa thể hiện sự nghiêm túc, nhu cầu gia nhập công ty vừa tiết kiệm thời gian phỏng vấn cho đôi bên.
Việc tìm hiểu kỹ về công ty/doanh nghiệp, đặc biệt là lịch sử hình thành, bộ nhận diện thương hiệu, thành tích cũng như định hướng chiến lược của công ty sẽ giúp bạn trả lời trơn tru những câu hỏi đại loại như: Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi? Điểm mạnh của công ty mà bạn thấy là gì? Nếu được công ty đối thủ mời gọi với mức lương cao hơn, bạn sẽ giải quyết thế nào?
Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng
Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm được một ứng viên có tính chủ động cao, biết đưa ra những thắc mắc và câu hỏi thích hợp, đóng góp sáng tạo cho ý tưởng chung thay vì một người thụ động ‘chỉ đâu làm đấy’. Do vậy trong một cuộc phỏng vấn hãy đưa ra sự tương tác, cho họ thấy bạn là người nhanh nhạy nắm bắt vấn đề, chủ động và có khả năng xử lý nhanh, khi họ đưa ra một câu hỏi, trước tiên bạn hãy trả lời đúng trọng tâm sau đó hỏi ngược lại bằng một vấn đề tương tự.
Ví dụ: Nhà tuyển dụng hỏi bạn những thử thách nào trong công việc là khó khăn nhất, bạn đã vượt qua chúng như thế nào? Hãy trả lời khéo léo và trung thực một cách tích cực, sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào lại tỏ ra đồng thuận nếu bạn nói xấu công ty hay sếp cũ cả đâu. Tiếp đến hãy đặt cho họ một câu hỏi về cách giải quyết vấn đề khi nhân viên bị đồng nghiệp/cấp trên chèn ép?
Nhấn mạnh vào khả năng, thành tích, điểm mạnh, mối quan hệ rộng
Những người có mối quan hệ rộng thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao, đặc biệt là các ứng viên tìm việc kinh doanh. Một ứng viên có nhiều mối quan hệ và quan hệ tốt với mọi người sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm và đàm phán với khách hàng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Do vậy, bạn hãy tích cực xây dựng mạng lưới quan hệ của mình một cách rộng rãi, vững chắc và hiệu quả theo từng ngày, từng tháng thậm chí là từng năm. Nhấn mạnh vào điểm này với nhà tuyển dụng cùng với khả năng làm việc, thành tích từng đạt được trong quá khứ, ở công ty cũ với một thái độ khiêm tốn vừa phải chứ không khoe khoang nhằm chứng minh bạn hoàn toàn phù hợp với công việc đang ứng tuyển.
Hãy nói với nhà tuyển dụng thành tích, kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến công việc, đi thẳng vào những số liệu cụ thể, tránh lan man, điều này giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá, để lại dấu ấn khác biệt với những người ứng tuyển khác. Tập trung nhấn mạnh vào lợi thế này giúp bạn đẩy mạnh khả năng phỏng vấn thành công hơn là việc đề nghị mức lương cao, chế độ đãi ngộ ngay lập tức.
Xử lý linh hoạt và khôn khéo trong phần đàm phán lương
Vấn đề cuối cùng và cũng quan trọng không kém đó chính là chuyện lương lậu. Đối với ứng viên tìm việc làm kinh doanh thì việc đưa ra một con số phù hợp cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng quyết định có nên chọn bạn hay không. Hãy tạo cho mình phong thái tự tin, nhấn mạnh rằng bạn có khả năng đáp ứng công việc như thế nào, trên cơ sở đã tìm hiểu về mức lương mặt bằng chung và so với mức lương cũ thì bạn đưa ra yêu cầu hợp lý, phù hợp với kinh nghiệm và trình độ, tránh đòi hỏi quá cao hay quá thấp so với năng lực.
Khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng, tốt nhất là bạn nên đưa ra một con số dao động từ X – Y. X ở đây là chính là mức lương cao nhất mà bạn mong muốn có được. Ví dụ: bạn muốn lương của mình thấp nhất là 5 triệu và cao nhất là 7 triệu. Hãy nói với nhà tuyển dụng bạn mong muốn lương là 7 triệu – 9 triệu. Nếu nhà tuyển dụng đưa ra cho bạn một mức lương thấp hơn những gì bạn mong muốn, đừng nản lòng mà hãy xem xét đến chế độ đãi ngộ, các khoản thưởng, phụ cấp hàng năm và cơ hội học hỏi, thăng tiến mà công ty đó mang lại để quyết định nhé!
Tham khảo thêm Tại Đây:
- Vai trò của kỹ năng mềm đối với người làm kinh doanh
- Bí quyết kinh doanh làm giàu từ mạng xã hội ai cũng làm được
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
Tổng kết: Hy vọng rằng 6 bí quyết vừa được chia sẻ phía trên đã giúp bạn có thêm cho mình những kinh nghiệm trước khi bước vào buổi phỏng vấn tìm việc kinh doanh. Những tuyệt này không chỉ dành cho những ứng viên mong muốn một công việc có mức lương cao mà các bạn sinh viên mới ra trường cũng hoàn toàn có thể tham khảo. Chúc các bạn sớm tìm được một công việc như ý!

Cửa hàng trưởng là gì? Công việc cửa hàng trưởng là làm gì?
Kỹ năng kinh doanh 05-01-2023, 15:43Cửa hàng trưởng là gì?Công việc của cửa hàng trưởng là làm gì? Mức lương ra sao? Để đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé. Cửa hàng trưởng là gì? Cửa hàng trưởng là người điều hành và vận hành hoạt động...

Ngành kinh doanh thương mại là gì? Học xong ra làm gì?
Kỹ năng kinh doanh 22-12-2022, 14:29Kinh doanh thương mại đang là lĩnh vực được nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa theo học. Ngành nghề này rất thích hợp với những ai yêu thích kinh doanh, và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vậy ngành kinh doanh thương mại là gì? Học xong ra trường làm gì? Cùng...

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp nhất
Kỹ năng kinh doanh 21-11-2022, 14:19Bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng? Bạn băn khoăn không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những gì khi đi phỏng vấn. Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổi biến thường gặp. Hãy cùng tham khảo để có sự chuẩn bị...

Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
Kỹ năng kinh doanh 14-04-2022, 14:06Nắm vững kỹ năng kinh doanh sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên giỏi và chuyên nghiệp,để gây ấn tưởng với nhà tuyển dụng kinh doanh thì bạn hãy làm theo cách bước sau đây: Dưới đây là 7 bước cơ bản không nên bỏ qua nếu bạn đang có ý định theo đuổi...

Cách viết cv xin việc bất động sản khiến nhà tuyển dụng không thể nào chối từ
Kỹ năng kinh doanh 13-04-2022, 14:37Để có thể ứng tuyển vào một vị trí nhân viên kinh doanh bất động sản, ngoại trừ đam mê, bạn cũng cần chuẩn bị các kỹ năng kinh doanh cần thiết và các mối quan hệ. Đồng thời để tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cũng không được sơ sài trong các bước chuẩn...

Những tiêu chí tuyển dụng quản lý kinh doanh ứng viên cần biết
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2022, 15:38Biết được những tiêu chí tuyển dụng quản lý kinh doanh và các chú ý nổi bật, ứng viên sẽ nâng cao cơ hội trúng tuyển nhân viên kinh doanh, xin việc thành công. Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó Kỹ năng bán hàng hiệu...

Bán hàng cá nhân là gì? Ưu và nhược điểm của nó
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2022, 10:45Bán hàng cá nhân là quà trình người bán tiếp cận, cung cấp thông tin và thuyết phục người mua mua sản phẩm. Với mục đích thúc đẩy một chiến lược kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Cùng hiểu rõ hơn về bán hàng cá nhân là gì? qua một vài chia sẻ sau...

Kinh doanh online: Những lợi ích và tác hại của cách thức kinh doanh này
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2022, 08:00Sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet thời kì 4.0 đã biến kinh doanh online là một sự lựa chọn hợp lý cho nhiều bạn trẻ có khao khát khởi nghiệp. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về hình thức này qua bài viết nhé! Khái niệm kinh doanh online (bán hàng trực tuyến) Kinh doanh...

Nhân viên kinh doanh bảo hiểm là gì? Mức lương là bao nhiêu?
Kỹ năng kinh doanh 10-08-2021, 15:28Nhân viên kinh doanh bảo hiểm hiện đang là một trong những việc làm “HOT” hiện nay và được sự quan tâm của rất nhiều người vì đem lại thu nhập cao và sở hữu nhiều cơ hội thăng tiến. Vậy nhân viên kinh doanh bảo hiểm là gì, công việc của họ gồm những...

Đối tác kinh doanh là gì? Sự khác nhau giữa đối tác và khách hàng
Tin tức 30-07-2021, 10:58Trong kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào đều mong muốn tìm được đối tác phù hợp nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và bền lâu. Vậy đối tác kinh doanh là gì? Giữa đối tác và khách hàng được phân biệt như thế nào? Đối tác kinh doanh là gì...