Cẩm nang xin việc quản trị kinh doanh dễ dàng, lương cao
Nhân viên kinh doanh luôn là một nghề hấp dẫn bởi rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết đối với mọi ngành nghề, đồng thời mang lại nguồn thu nhập cao nên được nhiều người lựa chọn. Vì vậy các nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh luôn có một số yêu cầu đối với các ứng viên.
- Những câu hỏi ‘chất’ giúp tuyển nhân viên kinh doanh giỏi
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
Với các bạn trẻ, đăng kí học ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học không còn là điều xa lạ.
Tuy nhiên, với một ngành mở như kinh doanh thì cơ hội xin việc làm sau khi ra trường không khó, nhưng để tìm được một công việc tốt thực sự thì ngoài chuyên môn giỏi, bạn cũng cần phải nắm vững một số bí quyết quan trọng.
Khái niệm quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh được hiểu là các hành vi quản lý việc kinh doanh nhằm mục đích duy trì, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Việc quản trị này bao gồm cụ thể các công việc như cân nhắc, lập kế hoạch, đề xuất chiến lược để tối đa hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp nhờ sự tư duy logic và quyết định của người quản lí để mang đến nguồn lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nói chung, quản trị trong lĩnh vực kinh doanh tức là chỉ hướng đến mục đích kinh doanh, không hề can thiệp đến tổ chức nói chung. Trong đó, điều quan trọng nhất là đề xuất chiến lịch, hoạch định phát triển tổ chức trong tương lai.
Cơ hội xin việc ngành quản trị kinh doanh
Kinh tế là mũi nhọn của sự phát triển đất nước. Thêm vào đó, quá trình hội nhập quốc tế càng mang lại cho kinh tế những bước đi mới mẻ, đầy triển vọng. Muốn trụ vững và phát triển kinh tế lâu dài luôn đòi hỏi phải có những nhà quản trị giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đầy bản lĩnh. Cơ hội làm việc ngành này là vô cùng rộng mở, ngoài những tổ chức kinh doanh trực tiếp thì hầu hết các tổ chức đều có bộ phận kinh doanh riêng.
Thời đại doanh nghiệp lên ngôi nên cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên theo học ngành này là không hề nhỏ. Điều quan trọng là bạn cần phải có kế hoạch phát triển bản thân, luôn phấn đấu và nỗ lực để có những tố chất cần thiết phục vụ công việc sau này. Khi đã vững vàng về kiến thức, kĩ năng, bạn có thể tự tin đảm nhận các vị trí khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh có thể kể đến như:
Chuyên viên phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kế hoạch, phòng giao dịch khách hàng.
Giảng viên tại các khoa kinh doanh tại trường đại học.
Cơ hội thăng tiến trở thành leader, trưởng bộ phận kinh doanh. Thậm chí là giám đốc điều hành, giám đốc tài chính.
Tự khởi nghiệp với công ty riêng và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Để tìm việc làm, bạn có thể tham khảo một số nguồn như Facebook, các cổng thông tin việc làm hàng đầu Việt Nam như Careerbuilder.vn, Timviecnhanh.com, Mywork.com,… Tham khảo trực tiếp từ trang web của công ty muốn ứng tuyển cũng là lựa chọn thông minh và sáng suốt.
>> Gợi ý: Tạo CV mẫu nhân viên kinh doanh thật dễ dàng, nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả
Kỹ năng cần có của nghề quản trị kinh doanh
Mỗi ngành nghề có những đặc thù và đòi hỏi tố chất khác nhau. Với nghề quản trị kinh doanh, điều này càng cần thiết hơn nữa bởi công việc chính của bạn là quản lý, bao quát toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh. Càng muốn tiến lên những cấp bậc cao, việc thành thạo những kỹ năng này càng quan trọng.
Kỹ năng quản lý
Quản lý là công việc quan trọng đối với người đứng đầu bộ phận kinh doanh. Bên cạnh việc bao quát toàn bộ công việc, người quản lý cần phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để hoạch định, điều hành doanh nghiệp cũng như cân đối với công việc cá nhân. Song song với đó là những dự kiến về khó khăn, biến động của hoạt động kinh doanh trong tương lai gần và xa để đưa ra kế hoạch dự phòng trong trường hợp khủng hoảng. Nhìn chung, việc kinh doanh sẽ không thể tốt nếu công việc nhỏ của mỗi cá nhân không được thực hiện hiệu quả. Cái khó của nhà kinh doanh là cân đối giữa công việc – thời gian của từng nhân viên, của mình và của tổng thể cả bộ phận.
Kỹ năng lãnh đạo
Nhà lãnh đạo giỏi phải là người biết sử dụng cộng sự giỏi để biến kế hoạch của mình thành sự thật. Không phải ai cũng có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn, phát hiện nhân tài và tạo ra môi trường làm việc tốt. Ngoài ra, khen và chê đúng lúc cũng có tác dụng rất cao, thực tế rất nhiều người không biết cách khen ngợi, phê bình nhân viên đúng lúc do ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân vào công việc.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp thực sự mang lại cho bạn lợi thế khi làm việc, và với kinh doanh thì nó còn là kỹ năng sống còn, không thể thiếu. Với nhà quản trị, kỹ năng giao tiếp đòi hỏi sự linh hoạt, tinh tế cũng như kinh nghiệm ứng xử thông minh trên cơ sở nhận diện giá trị, nhu cầu của đối tượng giao tiếp.
Kỹ năng truyền thông
Việc thông báo, nghe, nói, đọc, viết tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt được. Là người đứng đầu của bộ phận, nhà quản lí cần phải thuẩn thục những kĩ năng này để truyền đạt lại thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới, trình bày rõ chiến lược mình đề ra để mọi người cùng góp ý và hoàn tất. Với một nhà quản lý, khả năng nói, trình bày và thuyết phục là quan trọng nhất, nếu không thể thuyết phục được người khác tức là bạn đã là một nhà quản trị thất bại rồi đấy!
Kỹ năng chuyên môn
Với nhà quản trị, ngoài kỹ năng cụ thể về nghề nghiệp, bạn cần phải có thêm phần kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, pháp lý, kinh tế xã hội thậm chí là chính trị. Và trong thời kì hội nhập kinh tế như hiện nay, kiến thức về kinh doanh quốc tế là điều không thể thiếu.
Gây ấn tượng ngay từ vòng hồ sơ
Hồ sơ chính là bước đầu tiên để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đừng nghĩ rằng, phải chờ đến vòng phỏng vấn khi gặp trực tiếp nhà tuyển dụng bạn mới có cơ hội tỏa sáng nhé! Các nhà tuyển dụng cực kì có thiện cảm và ghi nhớ những CV của những ứng viên ấn tượng đấy. Một CV đầy lỗi chính tả, quá dài dòng hay ngắn gọn đều khiến bạn mất điểm trầm trọng. Cho dù bạn không phải là sinh viên ngành ngôn ngữ nhưng mắc những lỗi cơ bản về văn phong, cách trình bày sơ đẳng cũng khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cầu thả, không chú tâm công việc – đó là tố chất cấm kị với người quản lý.
Kỹ năng và kinh nghiệm làm việc là điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất và cũng là cơ sở để ‘’lọc’’ ứng viên khi ứng tuyển vị trí quản trị kinh doanh. Hãy in đậm các mục này để thu hút sự chú ý của họ nhé, bạn không cần phải trình bày hay giải thích quá dài dòng đâu, chỉ cần liệt kê một vài thành tích nổi bật nhất là được. Nhà tuyển dụng sẽ dễ có thiện cảm với những hồ sơ đẹp và đó cũng là lợi thế rất lớn giúp bạn trúng tuyển dễ dàng và đàm phán mức lương khi phỏng vấn.
Chuẩn bị phỏng vấn chuyên nghiệp
Với tỉ lệ chọi cao, bạn sẽ phải chuẩn bị hành trang thật kĩ lưỡng để vượt qua vòng phỏng vấn – hóc búa nhất nhưng cũng là cơ hội tỏa sáng trước nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu và tập trả lời phỏng vấn trước một số câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn nói chung và phỏng vấn vị trí quản trị nói riêng. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng hoàn hảo đồng thời cũng tự tin hơn khi đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng. Thái độ không đúng mực và tâm lí thiếu tự tin là rào cản lớn nhất khiến bạn bị mất điểm so với đối thủ. Nên nhớ người được chọn không phải là người giỏi nhất mà là người phù hợp nhất nhé!
Tham khảo thêm Tại Đây:
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Kỹ năng bán hàng hiệu nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
Học tập suốt đời là một khẩu hiệu quan trọng của người quản lý nói chung và với người muốn theo ngành quản trị kinh doanh nói riêng. Kinh doanh đòi hỏi sự nhanh nhạy, khéo léo và tinh tế. Do đó để có thể trở thành người quản lý giỏi, không chỉ cần kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm mà còn phải không ngừng rèn luyện kĩ năng cần thiết.
Nguồn: http://timvieckinhdoanh.com/

Những kỹ năng một quản lý management cần có là gì?
Quản trị kinh doanh 19-05-2023, 12:25Những kỹ năng cần có của một quản lý Management là gì? Khả năng quản lý Manager cần sở hữu rất nhiều kỹ năng khác nhau trong đó có khả năng quản lý để quản lý các nhân viên của mình một cách hiệu quả. Và Manager cần phải liên tục rèn luyện thêm các...

llc là viết tắt của từ gì? Phân loại LLC
Quản trị kinh doanh 06-03-2023, 11:21LLC là viết tắt của từ gì? LLC là viết tắt của Limited Liability Company, có nghĩa là Công ty trách nhiệm hữu hạn. Phân loại Công ty TNHH Một công ty TNHH có thể được sở hữu bởi một hoặc nhiều người và dựa vào đặc điểm này thì LLC sẽ được chia ra làm...

Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh 14-04-2022, 10:41Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến khái niệm triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Vậy triết lý kinh doanh là gì? Vai trò của nó đối với doanh nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây của Tìm việc kinh doanh nhé! Tips viết cv bất động sản...

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Những nguyên tắc trong quản trị tài chính
Quản trị kinh doanh 13-04-2022, 13:10Quản trị tài chính là công việc mà các nhà quản trị rất quan tâm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu và cả các nguyên tắc trong quản trị tài chính. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của...

Hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh chi tiết nhất 2022
Quản trị kinh doanh 05-04-2022, 16:48Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi là Sales, với mức thu nhập khủng, môi trường làm việc năng động, rộng mở đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ các ứng viên trẻ tuổi. Quá trình duyệt hồ sơ để chọn nhân viên Sales khá khắt khe. Vì vậy việc chuẩn bị...
Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Tìm việc kinh doanh 03-08-2021, 15:31Đối với mỗi doanh nghiệp nào cũng vậy, việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh là một bài toán khá là đau đầu và tốn rất nhiều thời gian và công sức. Mỗi doanh nghiệp đều có một quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh khác nhau để giảm thời gian cũng như chi...
Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Quản trị kinh doanh 15-07-2021, 16:34Tài chính được coi là huyết mạch của doanh nghiệp, để sinh them nhiều lợi nhuận thì kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả là quan trọng nhất. Bời vì khi nguồn tài chính cạn kiết cũng là lúc doanh nghiệp nằm trên bờ vực phá sản. Việc quản lý tài chính...

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Quản trị kinh doanh 24-06-2021, 09:35Ngoài các yếu tố liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp thì trách nhiệm xã hội cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm để có thể phát triển bền vững. Vậy khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Lợi ích doanh nghiệp nhận...

Bản kế hoạch kinh doanh là gì? Nguyên tắc cần nắm khi lập kế hoạch
Quản trị kinh doanh 17-06-2021, 14:20Bản kế hoạch kinh doanh là bước khởi đầu cho một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi và ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các dự án kinh doanh. Vậy một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ sẽ gồm...

Những kỹ năng cần có để quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản trị kinh doanh 11-06-2021, 15:56Kỹ năng là một yếu tố rất quan trọng đối với các nhà quản trị đặc biệt là ở doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn đang có ý định xây dựng doanh nghiệp, hay bạn đang giữ vị trí quản lý tại doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hãy tham khảo bài viết dưới đây...