Bí quyết trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Công ty có phát triển mạnh hay yếu đều phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên kinh doanh. Chính vì điều này nên tuyển dụng kinh doanh rất là đau đầu về việc tìm kiếm ứng viên giỏi.
- Kỹ năng vàng giúp bạn thành nhân viên kinh doanh ô tô hạng A
- 5 bí quyết tìm việc làm kinh doanh nhanh và hiệu quả
Bài viết sau đây sẽ giải quyết cho bạn các câu hỏi về nhân viên kinh doanh cần phải làm gì.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là người làm các công việc liên quan tới xây dựng chiến lược, tiếp thị sản phẩm và các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Mục đích cuối cùng của các yếu tố này là tạo ra doanh thu và mang lại lợi nhuận.
Đây cũng là một trong những công việc luôn đòi hỏi nhân sự cao và có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Không chỉ đem lại thu nhập tốt, ngoài mức lương cố định, một nhân viên kinh doanh giỏi còn có thể nhận được các khoản thưởng vượt mức hay phần trăm doanh số bán sản phẩm… Bên cạnh đó, cơ hội việc làm cao cũng là yếu tố thu hút nhiều người tìm việc kinh doanh.
Tính chất công việc của một nhân viên kinh doanh
Để đạt được mục đích cuối cùng là tiêu thụ dịch vụ, bán sản phẩm của doanh nghiệp, một nhân viên kinh doanh cần đảm bảo thực hiện được những công việc cơ bản dưới đây:
Xác định được khách hàng tiềm năng
- Luôn cập nhật, tiếp cận các khách hàng mục tiêu thông qua hệ thống dữ liệu. Đánh giá đối tượng có khả năng trở thành khách hàng, đối tác của doanh nghiệp.
- Chủ động liên hệ với các khách hàng mới để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và những ưu đãi kèm theo để tạo ấn tượng.
- Khai thác triệt để các nguồn cung cấp thông tin khách hàng, tăng cơ hội tiếp cận với nhóm khách hàng mới.
Chăm sóc nhóm khách hàng cũ
- Bên cạnh tìm kiếm khách hàng mới, luôn duy trì mối quan hệ tốt với nhóm khách hàng quen thuộc, đối tác quan trọng của công ty.
- Đưa ra những ưu đãi định kỳ hoặc kế hoạch thuyết phục khách hàng cũ tái ký hợp đồng sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Giám sát, thẩm định chất lượng sản phẩm
- Theo dõi quá trình bán sản phẩm, đánh giá, giám sát chất lượng sản phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi đến tay khách hàng.
- Xử lý các sự cố phát sinh hoặc rủi ro trong quá trình bán.
Song song với các công việc trên, nhân viên kinh doanh còn là người phối hợp với các bộ phận khác như truyền thông, marketing để đẩy mạnh hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, nhân sự mảng kinh doanh cũng thực hiện báo cáo, đảm bảo doanh thu định kỳ theo chỉ tiêu đã để ra.
Kỹ năng cần có một nhân viên kinh doanh
Để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, có cơ hội nhận mức lương cao, bạn cần trang bị một số kỹ năng và trau dồi nghiệp vụ thật kỹ. Một số những bí kíp mà các nhân sự mảng kinh doanh cần lưu ý chính là:
Kỹ năng nghiệp vụ
Để làm nhân viên kinh doanh, trước hết bạn cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn đang làm việc. Nắm bắt được tính chất công việc và hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ của công ty cũng như quy trình bán.
Kỹ năng giao tiếp
Là người trực tiếp đưa sản phẩm, dịch vụ tiếp cận khách hàng, bạn bắt buộc phải rèn luyện khả năng giao tiếp thật tối. Ngoài cách nói trơn tru, cần có sự khéo léo, linh hoạt để gây ấn tượng với khách hàng, dần đi tới thỏa thuận cuối cùng là hợp đồng tiêu thụ. Giao tiếp tốt còn giúp nhân viên kinh doanh tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với đối tác của doanh nghiệp, mở ra những cơ hội tiếp xúc với nhóm khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng đàm phám
Không phải lúc nào quá trình kinh doanh cũng suôn sẻ. Để bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp trước những cạnh tranh về giá hoặc quyền lợi mà khách hàng yêu cầu, đòi hỏi, bạn cần trang bị kỹ năng đàm phán, thương thuyết.
Kỹ năng chẩn đoán
Nắm bắt tâm lý khách hàng cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của một nhân viên kinh doanh. Khi hiểu được nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng, bạn có thể dẫn dắt họ tiếp cận sản phẩm phù hợp, lựa chọn được cách đàm phán và thuyết phục tinh tế để đi tới ký kết hợp đồng.
Kỹ năng nghiên cứu
Luôn cập nhật thông tin thị trường, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của khách hàng hay các đối thủ cạnh tranh là kỹ năng các nhân viên kinh doanh cần có. Ngoài ra, nghiên cứu các số liệu tiêu thụ cũng giúp bạn nắm bắt được khuynh hướng sử dụng sản phẩm, dễ dàng lập báo cáo và đưa ra được nhiều đề án kinh doanh mới mẻ.
Kỹ năng kiếm tiền
Ngoài việc thúc đẩy quá trình bán sản phẩm, dịch vụ, các nhân viên kinh doanh cũng cần tỏ ra linh hoạt trong việc giúp đỡ khách hàng ở khoản tiết kiệm tiền. Vừa kiếm tiền cho doanh nghiệp nhưng lại giúp đối tác tiết kiệm tối đa chính là yếu tố đánh giá một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và có tâm. Hãy đặt mình vào vị thế của khách hàng để trả lời câu hỏi, vì sao nên dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn mà không phải của công ty khác, hay dùng sản phẩm của công ty bạn tiết kiệm được nhiều mức nào…
Bí quyết để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi
Ngoài những kỹ năng cần có, nếu muốn phát triển hơn về nghề nghiệp, một nhân viên kinh doanh cần nắm bắt một số bí quyết quan trọng như sau:
Học hỏi kinh nghiệm từ những nhân viên kinh doanh thành công
Mỗi một nhân viên kinh doanh thành công đều tự đúc kết cho mình những kinh nghiệm riêng biệt. Đừng ngần ngại học hỏi các đàn anh, đàn chị trong công ty hoặc những bậc thầy kinh doanh mà bạn quen biết. Cách họ giải quyết vấn đề hay kinh nghiệm đàm phán với khách hàng lớn,…đều sẽ giúp bạn rất nhiều, đặc biệt là với những nhân sự chưa có kinh nghiệm.
Luôn cập nhật thông tin thị trường, giá cả một cách nhanh nhất
Với nhân viên kinh doanh, nắm bắt thị trường, thay đổi về giá với tốc độ nhanh chóng chính là bí quyết quan trọng làm nên thành công. Ví dụ, cùng một sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ song được ra mắt sớm hơn, điều chỉnh giá tốt hơn sẽ giúp bạn đạt được thỏa thuận dễ dàng.
Giữ vững sự tự tin từ lời nói tới tác phong
Một nhân viên kinh doanh tự tin về giao tiếp, trang phục chỉn chu và luôn giữ vẻ tươi tắn sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Yếu tố tự tin còn được giúp bạn xây dựng niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mang đến cho họ sự đảm bảo về mặt tâm lý trước khi chính thức đưa ra quyết định tiêu dùng.
Không ngừng nắm bắt và phân tích những xu hướng mới
Cần liên tục theo dõi và nắm bắt các xu hướng mới trong kinh doanh để thể hiện sự chuyên nghiệp và bắt kịp các trào lưu. Bạn có thể tổng kết các xu hướng từ hoạt động tiêu dùng thực tế, những yếu tố thịnh hành trên mạng xã hội hay những sự việc có tác động lớn trong thời điểm hiện tại. Mỗi một điểm nhỏ đều có thể giúp bạn nảy sinh ý tưởng kinh doanh mới mẻ, đem lại bước đột phá lớn.
Xem thêm Tại Đây:
- Vai trò của kỹ năng mềm đối với người làm kinh doanh
- Bí quyết kinh doanh làm giàu từ mạng xã hội ai cũng làm được
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
Không quá khó để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nếu bạn thành thạo các kỹ năng và nắm vững một vài bí quyết. Ngay cả khi chưa có kinh nghiệm, hãy không ngừng học hỏi bởi đây là công việc có cơ hội nghề nghiệp với thu nhập cao, khả năng phát triển, thăng tiến tốt trong thời gian ngắn.
Nguồn: http://timvieckinhdoanh.com/
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....