Trong kinh doanh chúng ta thường nghe nhiều đến cụm từ doanh nhân. Vậy doanh nhân là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này với bài viết dưới đây và khám phá con đường thành công của những vị doanh nhân nổi tiếng nhé!
Doanh nhân là những người sẽ trực tiếp kinh doanh hoặc được thuê để trực tiếp kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Đây là vị trí vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hiệu quả làm việc của họ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nhân?
Để hiểu hơn về những con người quyền lực này bạn có thể nắm một số đặc điểm cơ bản nhất sau đây:
Hầu như ai cũng có thể thấy được độ nổi tiếng của các doanh nhân khi mà họ thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Như bạn thấy đấy, những chia sẻ của họ luôn là bài học để mọi người lắng nghe học tập. Lời nói của người thành đạt luôn có những ma lực khiến người khác muốn học hỏi theo.
Tất cả các doanh nhân nếu không là người kinh doanh thì cũng là người đóng vai trò chủ chốt trong việc quản trị kiêm điều hành doanh nghiệp.
Có thể bạn không biết nhưng để trở thành doanh nhân thì những con người quyền lực này đều mang đặc điểm chung là có năng khiếu và kỹ năng đặc biệt về kinh doanh. Ngoài ra họ còn là người vô cùng ham học hỏi, có nhiều kiến thức họ biến chúng thành kết quả kinh doanh của mình.
Để trở thành một người quyền lực như này thì doanh nhân mang một đặc điểm khiến ai cũng ngưỡng mộ, đó là năng lực quản lý và quản trị luôn đi đầu so với người khác.
Bạn có thể không hiểu rõ doanh nhân là gì? Nhưng nếu bạn không cả biết đến vị doanh nhân giàu nhất hành tinh này thì đây là một điều nuối tiếc của bạn khi sống trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Bill Gates nằm trong top đầu của những doanh nhân nổi tiếng thế giới. Khối tài sản của người đàn ông 60 tuổi mang quốc tịch Mỹ này trị giá 89,4 tỷ USD.
Dù bỏ học giữa chừng nhưng chặng đường vươn mình trở thành doanh nhân thành đạt của Bill Gates chính là cuốn sách mà những người trẻ đang bắt đầu sự nghiệp không thể bỏ qua. Khi mới 13 tuổi ông lần đầu được sử dụng máy tính và đến năm 17 tuổi vị doanh nhân này đã tự tay sáng chế ra chương trình phần mềm máy tính trị giá 4.200 USD. Ở tuổi 30, ông đã trở thành triệu phú khi quyết tâm đi sâu phát triển phần mềm cũng như thành lập tập đoàn Microsoft. Còn nhiều giai thoại về vị doanh nhân quyền lực này mà bạn có thể tìm hiểu, chắc chắc sẽ khiến bạn phải kinh ngạc và nể phục đấy.
Jeff Bezos, người sáng lập Amazon
Vị doanh nhân thứ 2 trong top những doanh nhân nổi tiếng thế giới phải nhắc đến Jeff Bezos. Người đàn ông 52 tuổi mang quốc tịch Mỹ này đang sở hữu tài sản trị giá 51,2 tỷ USD. Mặc dù xuất phát điểm kinh doanh của Jeff Bezos khá khiếm tốn chỉ là một gara sửa xe và bán hàng thông qua trang web nhưng đó không phải là tất cả. Ông còn là chủ sở hữu của tờ báo Washington Post và công ty hàng không vũ trụ Blue Origin. Sự tài năng và luôn đa dạng hóa các dịch vụ trong công ty đã khiến Jeff Bezos nhanh chóng trở thành một doanh nhân đầy quyền lực mà cả thế giới nể phục.
Đọc thêm: Thông tin tuyển dụng việc làm mới nhất từ các doanh nghiệp uy tín. Khám phá ngay!
Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook
Nếu hỏi doanh nhân là gì thì Mark Zuckerberg chính là một ví dụ điển hình mà bạn có thể hiểu nhanh nhất về khái niệm này. Người đàn ông 31 tuổi mang quốc tịch Mỹ đã chinh phục cả thế giới để lọt vào top những doanh nhân nổi tiếng nhất.
Một trong những mạng xã hội hot nhất hiện nay phải kể đến Facebook và Mark chính là người sáng lập ra nó. Tài sản của vị doanh nhân trẻ tuổi này không ngừng gia tăng bởi những hoạt động kinh doanh không nghỉ.
Ông Phạm Nhật Vượng – Tỷ phú Việt đầu tiên được “làng” tỷ phú thế giới thừa nhận
Nằm trong top những doanh nhân nổi tiếng Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng được vinh danh khi xếp thứ 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới. Dù có khối tài sản khổng lồ, vị doanh nhân này lại được mệnh danh là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất làng doanh nhân Việt.
Tài sản của ông không dừng ở đó mà còn có cả hàng loạt dự án sang trọng thuộc các lĩnh vực bất động sản, du lịch khách sạn, y tế, sức khỏe, làm đẹp và giáo dục…
Đoàn Nguyên Đức – Doanh nhân Việt đầu tiên có “Ảnh hưởng nhất tại Đông Nam Á”
Nếu ở Việt Nam hỏi doanh nhân là gì thì người ta sẽ nhắc đến ông Đoàn nguyên Đức như một ví dụ minh chứng. Không chỉ nằm trong danh sách doanh nhân nổi tiếng Việt Nam, tham vọng của ông Đức còn là tỷ phú thế giới.
Với đầu óc kinh doanh của mình, vị doanh nhân quyền lực này không ngừng mở rộng thị trường và các dự án kinh doanh. Năm 2008 và 2009, ông Đức liên tiếp xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam. Năm 2012, ông xếp ở vị trí thứ hai sau ông Phạm Nhật Vượng với tổng tài sản 5.600 tỷ đồng.
Đặng Lê Nguyên Vũ – “Vua cà phê Việt Nam”
Nằm trong top doanh nhân nổi tiếng Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ hiện mang khối tài sản lên tới 100 triệu USD. Đây là con số khổng lồ so với một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người 1.300 đô la như Việt Nam.
Là CEO của Tập đoàn Trung Nguyên, vị doanh nhân này đã khơi gợi lên ý chí, quyết tâm gây dựng sự nghiệp cho những thanh niên trên bước đường lập nghiệp.
Trên đây là một số thông tin mà chúng mình đã tổng hợp liên quan đến khái niệm doanh nhân là gì mà con đường thành công của một số vị doanh nhân nổi tiếng mà có thể bạn quan tâm. Ghé thăm website của chúng mình thường xuyên để cập nhật kiến thức kinh doanh hay nhé!
► Tham khảo: Tổng quan lịch sử phát triển và cơ hội việc làm Tập đoàn Hoa Sen ứng viên có thể tham khảo.
Bạn đang tìm hiểu về vị trí Sale Executive và muốn hiểu rõ hơn về định nghĩa, kỹ năng cần thiết cũng như vai trò của Sale Executive trong lĩnh vực kinh doanh? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về Sale Executive là gì, vai...
Phạm vi chiến lược trong Marketing Strategy là gì? Marketing Strategy là gì? Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực....
Việc tuyển dụng chăm sóc khách hàng hiện nay là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong khi nhu cầu tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng ngày càng tăng cao thì số lượng ứng viên phù hợp lại càng ít. Vậy tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách...
Remittance là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc chuyển tiền từ một quốc gia đến quốc gia khác, thường được sử dụng để hỗ trợ việc trả tiền cho người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, remittance không chỉ đơn giản là việc chuyển tiền mà còn được phân...
Kế toán là một trong những ngành nghề đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đặc biệt là khi nền kinh tế đang phát triển. Với sự gia tăng của các công ty và doanh nghiệp, nhu cầu về kế toán cũng tăng cao. Tuy nhiên, kế toán tìm việc phù hợp có...
Du lịch là một ngành kinh doanh có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải liên tục cập nhật và đổi mới sản phẩm du lịch của mình để thu hút khách hàng. Trong đó, sản phẩm du lịch được xem là một trong những yếu tố quan trọng để...
Quản trị kinh doanh làm nghề gì? Trả lời cho câu hỏi này, rất nhiều bạn trẻ mơ màng cho rằng học quản trị kinh doanh ra trường sẽ làm sếp, làm giám đốc hay quản lý và điều hành công ty, đương nhiên điều này hoàn toàn có thể trở thành sự thật nếu như khả...
5 phẩm chất cần có của một deputy Director chuyên nghiệp: - Dẫn dắt: Cần đảm bảo rằng nhân viên của bạn luôn cảm thấy thử thách với công việc của họ, nhưng không được quá tải. Bạn cần giao việc và dẫn dắt nhân viên để họ phát huy tối đa thế mạnh. Huấn...
Affiliate Marketing là một hình thức kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến, cho phép bạn kiếm tiền tại nhà bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác và nhận được hoa hồng từ việc bán hàng đó. Đây là một cách kiếm tiền tại nhà hiệu quả, nhưng đòi hỏi...
Ngành kỹ thuật y sinh là một trong những ngành công nghệ y tế phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Để có thể trở thành một chuyên gia kỹ thuật y sinh, cần phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những yêu...