5 nguyên tắc giúp công việc kinh doanh luôn thuận lợi, thành công
Để thành công trong công việc kinh doanh hay tuyển dụng kinh doanh không chỉ đòi hỏi tố chất, tài năng mà cần phải có bản lĩnh, tinh thần dám làm dám chịu. Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng giúp kinh doanh luôn thuận lợi.
- Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
- Kỹ năng vàng giúp bạn thành nhân viên kinh doanh ô tô hạng A
- Bí quyết trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Kinh doanh luôn là một công việc được nhiều người lựa chọn bởi thu nhập hấp dẫn, tuy nhiên công việc kinh doanh luôn đầy rẫy những áp lực, thử thách mà không phải ai cũng vượt qua được. Nhất là với những người mới bắt đầu khởi nghiệp thì còn khó khăn gấp vạn lần. Thực tế đã chứng minh, thành công trong kinh doanh chỉ đến với những người bản lĩnh, biết chấp nhận đứng lên sau thất bại để đi tới mục tiêu trong tương lai. Kiến thức chuyên môn, kỹ năng vững vàng thôi chưa đủ, bất cứ người ‘đầu tàu’ nào muốn đưa con thuyền kinh doanh cập bến thành công một cách an toàn và bền vững cũng cần phải nắm vững 5 nguyên tắc vàng dưới đây.
Nguyên tắc 1: Không đổ lỗi khi thất bại
Thất bại là điều không tránh khỏi trong kinh doanh, điều quan trọng là từ thất bại này bạn học được gì và rút kinh nghiệm để tránh mắc lại sai lầm đó cho những lần sau chứ không phải đổ lỗi cho chính mình hay người khác. Đây là điều tối kị trong kinh doanh cũng như bất cứ công việc nào khác, song tâm lý tiêu cực khiến nhiều người liên tục mắc phải sai lầm này mà không hề hay biết. Nhất là với những người mới khởi nghiệp thì càng phải cân nhắc kĩ điều này bởi thất bại dường như là điều không thể thiếu với các start up mới bước chân vào thị trường kinh doanh.
Chẳng có ai thành công trong kinh doanh mà chưa từng thất bại, có thất bại mới có thành công. Thất bại là con dao hai lưỡi có thể ‘’bóp chết’’ tinh thần của bạn nhưng cũng có thể là động lực để giúp bạn thêm tự tin, vững bước trên con đường tiếp theo. Thực chất, rất nhiều CEO nổi tiếng đều đã từng thất bại, thậm chí còn thất bại rất nhiều lần trước khi được thế giới biết đến. Bởi vậy, khi thất bại, hãy bình tâm nhìn nhận lại vấn đề, tìm ra nguyên nhân thất bại và đưa ra giải pháp, kế hoạch khắc phục cũng như rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Vội vàng, thiếu kiên nhẫn và đổ lỗi cho người khác khi thất bại không bao giờ là tố chất của một người kinh doanh thành công.
Nguyên tắc 2: Không có chỗ cho chữ ‘’ngại’’
Ngại thức khuya, ngại dậy sớm, ngại việc khó, ngại việc khổ,… tất cả những điều này là cấm kị trong công việc kinh doanh. Để thành công, bạn cần phải biết nỗ lực hết mình, chăm chỉ rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong công việc. Chẳng có gì có thể thay thế cho sự cố gắng của bạn. Thức khuya dậy sớm dường như là nguyên tắc của những CEO hàng đầu thế giới. Bạn không cần thức quá khuya, nhưng nên rèn luyện việc dậy sớm cho bản thân, vừa là cách tạo nề nếp, kỉ luật vừa có thời gian trau dồi kiến thức. Và điều quan trọng là dậy sớm rất có lợi cho sức khỏe – yếu tố quyết định sự thành công mà ít người để ý đến.
Càng muốn thành công trong kinh doanh bao nhiêu, bạn càng phải nỗ lực bấy nhiêu. Thành quả nhận được sẽ xứng đáng với công sức mình bỏ ra, nếu bạn muốn có một số tiền lớn hơn người khác thì cần phải đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn họ là điều dễ hiểu. Nên nhớ rằng, kinh doanh là công việc đầy áp lực và thử thách trí tuệ, lòng kiên nhẫn của người làm, do đó dễ nhụt chí và thiếu sự bền bỉ thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào tiến xa hơn được.
>> Đọc thêm: Đa dạng các mẫu CV xin việc sale admin giúp ứng viên dễ dàng lựa chọn
Nguyên tắc 3: Quyết tâm theo đuổi đam mê của mình
Nếu không có đam mê, thật khó để có thể khẳng định bạn sẽ thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Đam mê là động lực làm việc, giúp bạn sáng tạo ra ý tưởng mới mẻ, khác biệt với người khác và từ đó là cơ sở để đến gần hơn với thành công. Bên cạnh đó, một chút liều lĩnh, quyết đoán là cần thiết trong kinh doanh. Những người cố hữu với tư tưởng an toàn rất khó để mang lại sự bứt phá trong công việc của mình, ý tưởng hay đến mấy nhưng không dám thực hiện thì nó vẫn mãi chỉ là ý tưởng trên giấy mà thôi.
Ngay cả khi mọi người nói rằng, bạn sẽ thất bại thôi thì bạn cũng cần phải có niềm tin vào chính mình, xông pha với niềm tin, sẵn sàng đương đầu thử thách. Có một câu nói mà có lẽ bất cứ người nào muốn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh cũng nên nắm rõ là ‘không liều, không chiến thắng’. Không mạo hiểm, không dám đánh đổi thì sao có thể chiến thắng trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt và áp lực như hiện nay.
Nguyên tắc 4: Kiên định, kiên định và kiên định
Công việc kinh doanh là một trong những việc làm đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều nhất, thậm chí đổ cả mồ hôi, máu và nước mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được sâu sắc điều này. Đặc biệt với những ai đang ở giai đoạn khởi nghiệp thì còn khó khăn hơn gấp bội. Sự kiên nhẫn là đức tính cần thiết với bất cứ ngành nghề nào, trước những áp lực gặp phải mỗi ngày rất dễ khiến bạn nản lòng, nếu không kiên nhẫn thì không thể vượt qua được.
Ngoài ra, niềm tin vào chính mình cũng cần phải được rèn luyện bởi không ai có thể thay bạn hiểu tường tận công việc của bạn mỗi ngày cả. Thành công là điều không dễ dàng, nó chỉ đến với những ai tin tưởng vào bản thân, nhẫn nại và nỗ lực không ngừng mà thôi. ”Muốn có được vị trí ít người có được thì phải chịu được những thứ mà ít ai chịu đựng được” phải không nào?
Nguyên tắc 5: Đừng quá đặt nặng vấn đề tiền bạc
Vẫn biết mục đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận, tuy nhiên nếu bạn quá đặt nặng vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu thì rất có thể đó sẽ là nguyên nhân khiến bạn thất bại đấy! Đây cũng là một trong những lời khuyên của các nhà tuyển dụng đối với ứng viên đi tìm việc làm, nếu bạn chỉ hướng tới mục tiêu duy nhất là lương khi làm việc thì khả năng bạn bị mất thiện cảm với nhà tuyển dụng là rất lớn.
‘Hãy đuổi theo đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn’ – câu triết lí trong một bộ phim nổi tiếng Ấn Độ được dân kinh doanh rất ưa thích. Kinh doanh vốn rất gian nan, làm việc mình không thích dễ khiến bạn bị nản chí và bỏ cuộc giữa chừng. Đam mê vừa là động lực, vừa là kim chỉ nam giúp bạn có được định hướng rõ ràng và quyết tâm đạt được thành công trong công việc. Khi đã thành công, không chỉ lợi nhuận, tiền bạc mà bạn còn ‘’được’’ rất nhiều thứ khác đôi khi chính mình cũng không thể ngờ tới đấy!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Vai trò của kỹ năng mềm đối với người làm kinh doanh
- Bí quyết kinh doanh làm giàu từ mạng xã hội ai cũng làm được
Bất cứ ai ‘’dấn thân’’ vào công việc kinh doanh đều mong muốn mình thành công, song không phải ai cũng biết cách để đạt được điều đó. Đôi khi, bạn rất giỏi chuyên môn, kỹ năng giao tiếp nhưng lại thất bại không hiểu lý do tại sao. Hi vọng 5 nguyên tắc vàng ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng công việc tương lai và lên kế hoạch bứt phá để tiến gần hơn nữa với thành công.
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....