9 câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm nhân viên kinh doanh giỏi
Tìm nhân viên kinh doanh giỏi là mục tiêu của bất cứ nhà tuyển dụng kinh doanh nào bởi họ là người mang về lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết bài toán nhân sự hiệu quả.
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Vai trò của kỹ năng mềm đối với người làm kinh doanh
- Bí quyết kinh doanh làm giàu từ mạng xã hội ai cũng làm được
Thời đại kinh tế lên ngôi như hiện nay, tuyển dụng nhân viên kinh doanh với số lượng lớn gần như là nhu cầu của đa số các doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh là những người thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, là người trự tiếp mang về doanh thu cho công ty. Do đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm nhân viên kinh doanh giỏi để phục vụ sự phát triển lâu dài và vững mạnh của công ty. Để làm được điều này, khâu tuyển dụng vòng phỏng vấn là yếu tố quyết định để ‘’chấm’’ ứng viên nào phù hợp với công việc và có tiềm năng trong tương lai. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến để đánh giá ứng viên mà các nhà tuyển dụng có thể tham khảo.
1. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Đây là câu hỏi tưởng dễ nhưng lại là cách để nhà tuyển dụng đánh giá mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp của ứng viên. Đó là lí do vì sao mà mặc dù trong CV, ứng viên đã trình bày về định hướng nghề nghiệp của mình rồi nhưng nhà tuyển dụng vẫn hỏi lại khi phỏng vấn. Câu hỏi này sẽ giúp họ đánh giá được bạn coi nhân viên kinh doanh là công việc tạm thời hay muốn gắn bó lâu dài, đồng thời bạn có hiểu đúng về công việc mà mình muốn ứng tuyển hay không? Không ít trường hợp ứng viên phải ‘’rời cuộc chơi’’ sớm hơn dự kiến vì mông lung trong việc xác định mục tiêu của mình.
2. Không đạt chỉ tiêu tháng bạn sẽ làm gì?
Doanh số và chỉ tiêu là nhiệm vụ sống còn của nhân viên kinh doanh, nếu không hoàn thành thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Câu hỏi mở vừa mang tính thực tế, vừa là cái ‘’bẫy’’ để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên về thái độ làm việc và tinh thần cầu tiến. Nếu là một người khéo léo, các ứng viên tiềm năng sẽ nghiêm túc kiểm điểm bản thân, nhìn lại thiếu sót và đặt ra mục tiêu, kế hoạch cụ thể trong tháng tới để ‘’bù đắp’’ vào tháng cũ trước đó.
3. Đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty là gì?
Để tìm nhân viên kinh doanh giỏi, nhà tuyển dụng cần biết cách đặt câu hỏi để xem xét ứng viên có phù hợp với công ty, công việc mình đang tuyển dụng hay không. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên có sự chuẩn bị, tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn không. Nếu quan tâm, chắc chắn sẽ biết được phân khúc khách hàng chính của công ty là ai đồng thời nắm được sơ qua thông tin cơ bản về nhóm khách hàng tiềm năng này. Điều này bạn sẽ không thể biết được nếu không có sự chuẩn bị trước ở nhà.
4. Động lực làm việc của bạn là gì?
Một trong những mục đích chính của những câu hỏi tưởng chừng như vu vơ mang tính lý thuyết là chính này là để kiểm tra kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Với nhân viên kinh doanh, giao tiếp là kỹ năng cơ bản và bắt buộc phải có bởi họ thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày. Không cần phải trả lời lưu loát như ‘’đọc’’, một nhân viên kinh doanh giỏi sẽ biết cách giao tiếp từ tốn, lịch thiệp đồng thời thể hiện được sự khéo léo, thông minh bằng cách thể hiện những động lực làm việc rất tích cực tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác tràn đầy năng lượng, là ứng viên tiềm năng cho vị trí họ đang tìm kiếm.
5. Định hướng tương lai là gì?
Nhân viên kinh doanh là công việc đầy áp lực và thử thách, do đó nếu là một người không yêu nghề, thiếu kiên định thì rất khó để có thể bám trụ được với nghề. Nếu ứng viên muốn theo đuổi công việc kinh doanh và muốn gắn bó lâu dài thì bắt buộc phải có chí tiến thủ, định hướng và mong muốn cụ thể trong tương lai. Sự thể hiện theo đuổi sự nghiệp của ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và xem xét việc tiếp nhận ứng viên đó.
6. Khả năng xử lý tình huống
Đặt ra tình huống và xem cách xử lý của ứng viên là ‘’chiêu’’ quen thuộc của các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Việc này giúp họ đánh giá được sự linh hoạt, nhanh nhẹn – kỹ năng tối quan trọng với nghề kinh doanh. Nếu ứng viên phản ứng chậm và không có sự tư duy logic thì rất có khả năng, họ sẽ bị nhà tuyển dụng ‘’im lặng’’.
7. Thất bại lớn nhất khi bán hàng của bạn là gì?
Tuy là câu hỏi về sự thất bại của bạn nhưng đây lại không phải là phần chính mà nhà tuyển dụng muốn nghe đâu nhé! Điều họ mong muốn ở bạn hơn cả chính là bạn đã rút được những kinh nghiệm gì từ sau lần thất bại lớn đó, và điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn trong công việc cũng như cuộc sống ra sao. Điều cốt lõi ở đây chính là như vậy, đừng để ‘’mắc bẫy’’ nhà tuyển dụng ở những câu hỏi như thế này nhé!
8. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ
Cũng tương tự như câu hỏi trên, thái độ của bạn đối với công ty cũ, sếp cũ sẽ nói lên tính cách và đánh giá thái độ làm việc của bạn ở công ty mới sau này. Tuyệt đối không được nói xấu công ty, kể cả họ có xấu xa thật đi chăng nữa thì bạn cũng không nên kể về họ với thái độ hằn học, tiêu cực. Một nhân viên như vậy không bao giờ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và chắc chắn họ sẽ ‘’loại’’ hồ sơ của bạn khỏi danh sách tìm nhân viên kinh doanh cho công ty.
9. Nếu trúng tuyển bạn sẽ làm gì trong tháng đầu tiên?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự nhanh nhẹn của ứng viên trong việc nêu ra ý tưởng và đưa ra kế hoạch ngắn hạn hợp lí. Ứng viên tiềm năng sẽ biết cách trả lời khéo léo để thuyết phục nhà tuyển dụng bằng sự tự tin của mình. Do đó, hãy cân nhắc trước câu trả lời và chuẩn bị tốt nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
- Kỹ năng vàng giúp bạn thành nhân viên kinh doanh ô tô hạng A
- Bí quyết trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
Ngoài ra, thái độ vui vẻ, tích cực và luôn nhiệt tình với khách hàng cũng là tố chất quan trọng của nhân viên kinh doanh ở bất cứ ngành nghề nào. Chẳng khách hàng nào muốn trò chuyện với một nhân viên lúc nào cũng ủ rủ, ảm đạm và thiếu sức sống cả. Hãy nhớ, vui vẻ là kỹ năng quan trọng để thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, kỹ năng chuyên môn vững vàng là điều không thể thiếu. Tóm lại, để tìm nhân viên kinh doanh giỏi, nhà tuyển dụng cần phải xây dựng tiêu chí phỏng vấn thông minh để sàng lọc hồ sơ và săn ứng viên tiềm năng.
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....