Kỹ năng cần có để tìm việc cộng tác viên kinh doanh thành công
Bên cạnh việc tuyển nhân viên kinh doanh chính thức, làm toàn thời gian thì nhiều đơn vị còn tạo điều kiện cho người tìm việc cộng tác viên kinh doanh.
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
- Những điều cần biết về tìm việc kinh doanh online tại nhà
-
Kinh nghiệm vàng cho người cần tìm việc nhân viên kinh doanh
Kinh doanh là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, công việc kinh doanh có ưu điểm thời gian linh động, không bị gò bó bởi các phép tắc, quy cách như nhân viên văn phòng, môi trường năng động, sáng tạo và hưởng thu nhập theo sức lực. Có thể nói, kinh doanh là nghề ‘hái ra tiền’ so với mặt bằng chung các nhóm việc hiện nay. Để làm kinh doanh không nhất thiết bạn phải làm chủ, sử dụng toàn thời gian như một nhân viên chính thức, bạn có thể tìm việc cộng tác viên kinh doanh, sắp xếp công việc sao cho phù hợp với thời gian biểu của mình.
Cơ hội việc làm của hình thức cộng tác viên rất rộng mở, không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu, bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào một đơn vị nào đó, tuy nhiên để có thể thành công và thu về nhiều lợi nhuận, thu nhập tốt thì bạn cũng phải trau dồi cho mình những kỹ năng rất cần thiết sau.
1. Ham học hỏi
Nếu bạn nghĩ mình chỉ là một cộng tác viên thích làm lúc nào thì làm, chẳng cần tìm hiểu quá nhiều về sản phẩm, dịch vụ mình đang bán thì đó là một sai lầm. Công việc nào cũng cần có tinh thần tự giác, sự ham học hỏi, điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về thứ mình đang bán, nắm rõ được thị trường cần gì, từ đó so sánh với đối thủ cạnh tranh và tìm ra phương pháp bán hàng hiệu quả. Một người ham học hỏi nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn, thay vì thụ động đợi chờ được giao việc và chỉ bảo thì bạn hãy chủ động tìm hiểu các thông tin xung quanh công việc, không ngừng học thêm điều mới, hữu ích cho mình.
2. Kỹ năng bán hàng và chốt đơn
Không chỉ những nhân viên chính thức mới phải trau dồi kỹ năng bán hàng và chốt đơn, khi đã làm việc kinh doanh thì dù ở vị trí làm thêm hay cộng tác viên thì bạn cũng phải rèn cho mình yếu tố này. Chúng quyết định đến doanh số, thu nhập của bạn. Để có được kỹ năng bán hàng tốt thì đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ được sản phẩm của mình như thế nào, ưu nhược điểm ra sao? Sau đó lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, dùng lời lẽ khéo léo thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ bên mình. Kỹ năng chốt đơn không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, có được sự tin tưởng ở khách hàng.
3. Kỹ năng làm việc nhóm
Ở bất cứ công việc nào thì bạn cũng cần có khả năng làm việc nhóm, nhất là công việc cộng tác viên cần đến sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Hầu hết cộng tác viên thường là các bạn trẻ mong muốn trải nghiệm, có thêm thu nhập, dù năng động nhưng vẫn chưa có những kỹ năng quan trọng, kinh nghiệm nên hiệu quả làm việc chưa cao. Các bạn có xu hướng làm việc độc lập, ít sự liên kết với người khác. Công việc cộng tác viên sẽ tốt hơn nếu bạn biết cách hoạt động nhóm, trong một tập thể chứ không phải cá nhân. Do đó, để trở thành một người kinh doanh thành công bạn cần cởi mở hơn, biết cách gắn kết mình với mọi người thay vì chỉ làm việc một mình.
4. Có trách nhiệm với công việc
Cũng bởi tính chất của công việc cộng tác viên là làm đâu hưởng đấy, không có người quản lý hay ép doanh số, không phải bỏ vốn, chỉ cần kiếm được khách hàng là đã có % doanh thu nên nhiều người ít có trách nhiệm với công việc, thích làm gì thì làm, điều này ảnh hưởng đến thu nhập của chính công ty và người lao động.
Công việc của bạn có thể ảnh hưởng tiến độ làm việc chung cả nhóm. Do đó, mỗi người đều phải đề cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc được giao và đảm bảo chất lượng. Để làm tốt việc và nâng cao doanh thu thì bạn hãy mạnh dạn đóng góp ý kiến cũng như lắng nghe ý kiến của người khác để hướng tới mục tiêu chung của cả nhóm.
>> Đọc thêm: Tổng hợp mẫu CV quản trị kinh doanh được xây dựng bố cục chuyên nghiệp, chuẩn đẹp
5. Mở rộng mối quan hệ
Trong kinh doanh thì việc mở rộng và xây dựng các mối quan hệ rất quan trọng, đó là bí kíp bán hàng hiệu quả nhất, ai cũng có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn có nguồn khách hàng chất lượng, đa dạng, được giới thiệu từ người này sang người khác thì đồng nghĩa với việc kinh doanh của bạn sẽ hiệu quả hơn cả chạy quảng trên các phương tiện xã hội hay truyền thông khác. Kinh doanh dành cho những người biết tận dụng cơ hội, năng động, bằng cách làm quen, tiếp xúc với nhiều người, bạn có thể mở rộng các mối quan hệ với đồng nghiệp, anh chị có nhiều kinh nghiệm trong công ty, khách hàng bên ngoài. Khi rảnh rỗi cuối tuần thì hãy chủ động sắp xếp các cuộc hẹn với bạn bè, khách hàng, đơn thuần chỉ để trò chuyện chứ không nhất thiết phải bán hàng, như vậy sẽ tăng thêm sự tin tưởng giữa bạn với mọi người.
Hãy lưu ý là hầu hết mọi người đều cảnh giác và thấy không thoải mái nếu bạn đề cập đến chuyện kinh doanh của mình quá nhiều, do đó chỉ nên lồng ghép vào câu chuyện một cách hợp lý, tư vấn nhiều hơn bán hàng.
6. Kỹ năng xử lý tình huống
Bạn sẽ gặp phải tình huống bất ngờ, khách hàng đòi hỏi quá đáng, phản hồi không tốt về dịch vụ, sản phẩm,…. Nên trước tiên là phải bình tĩnh, tìm hiểu rõ vấn đề một cách khách quan rồi đưa ra cách giải quyết thỏa đáng nhất sao cho không phật lòng khách hàng. Tránh để cảm xúc cá nhân xen vào quá nhiều, gây ảnh hưởng đến công việc của bạn. Chủ động kiểm soát tâm trạng của mình, làm ‘dịu lòng’ khách bằng cách gửi đến họ lời xin lỗi và cố gắng giải quyết nó.
7. Kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ facebook và internet
Các cộng tác viên kinh doanh thành công là không thể thiếu đi sự hỗ trợ đắc lực từ internet và Facebook, đó là kênh để bạn mở rộng phạm vi bán hàng của mình, giúp sản phẩm, dịch vụ đến gần khách hàng hơn. Thay vì chỉ làm theo cách truyền thống là tìm khách hàng trực tiếp thì bạn có thể sử dụng mạng xã hội, hãy học cách chạy quảng cáo trên facebook, các diễn đàn, blog,..
Có thể bạn quan tâm:
- 5 nguyên tắc giúp công việc kinh doanh luôn thuận lợi, thành công
- Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
Tổng kết: Ngày nay nhiều bạn có nhu cầu tìm việc cộng tác viên kinh doanh vì chúng mang lại nhiều lợi ích nhất định như tích lũy được kiến thức, kinh nghiệm, tăng thêm thu nhập nếu ai làm tốt có thể hưởng được số tiền vô cùng hấp dẫn, không bị gò bó thời gian, tùy vào sự sắp xếp của bạn để làm việc một cách hiệu quả, trong khi đó lại không phải chịu sự quản lý của công ty, bạn có thể chỉ cần ở nhà làm việc cũng được. Có thể thấy công việc này mang lại nhiều ưu điểm và có tính linh động cao, phù hợp với các bạn sinh viên làm thêm hoặc những người có nhu cầu tìm nghề ‘tay trái’ tăng thu nhập. Và để làm tốt công việc cộng tác viên, tìm kiếm được nhiều khách hàng, đạt doanh thu tốt thì các bạn nên trau dồi cho mình những kỹ năng trên một cách thuần thục.
Lựu Nguyễn
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....