Có nên làm nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết

Đánh giá

Tuyển nhân viên kinh doanh tương đối đơn giản, tuy nhiên có nên làm nhân viên kinh doanh hay không thì còn tùy thuộc vào khả năng và ý chí của bạn. Ngoài ra còn những kỹ năng quan trọng dưới đây.

Bất kể công ty, doanh nghiệp nào cũng cần đến nhân viên kinh doanh, họ góp phần to lớn tạo nên sự thành công và vững mạnh của đơn vị đó. Ngành nghề này tỉ lệ cạnh tranh không ‘gắt’ như nhiều công việc khác, để được nhận làm nhân viên kinh doanh khá dễ dàng nhưng muốn ‘sống’ được với nó lâu dài thì chẳng hề đơn giản. Nhiều người vẫn thắc mắc có nên làm nhân viên kinh doanh không? Câu trả lời nằm ở chính khả năng, bản lĩnh của bạn, quyết tâm của bạn đến đâu, bạn có kỹ năng gì để theo đuổi nghề này?

Nhân viên kinh doanh là những người làm công việc thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được bán đi nhanh chóng, tạo ra lợi nhuận, bằng phương thức làm việc trực tiếp với khách hàng, tạo ra các hoạt động chiến lược quảng bá. Nói nôm na thì nhân viên kinh doanh cũng có nhiệm vụ tương tự như nhân viên bán hàng vậy.

Có nên làm nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết - Ảnh 1
Nhân viên kinh doanh có nhiều cơ hội và thách thức. Nguồn: Internet.

Có nên làm nhân viên kinh doanh?

Nhân viên kinh doanh còn được coi là nghề ‘hái ra tiền’, thu nhập ở mức cao, họ nhanh chóng giàu lên, cùng làm nhân viên nhưng nếu so sánh với lương kế toán, người làm ngân hàng, kỹ thuật viên bình thường thì nhân viên kinh doanh dễ ‘đổi đời’ hơn nhiều, họ có thể đạt vài trăm triệu một tháng hoặc cao hơn thế. Thu nhập của một nhân viên kinh doanh hưởng theo năng lực vì được tính trên hoa hồng và tiền thưởng cho các sản phẩm bán được, do đó bạn làm càng tốt, chốt được nhiều đơn thì số tiền bạn nhận về càng lớn, thậm chí là không giới hạn.

Lương có thể cao như vậy nhưng thời gian thì không gò bó, ngược lại rất linh động, bởi vì công ty chỉ quan tâm đến việc bạn có được đơn hàng, tạo doanh thu, hoàn thành tốt công việc. Làm nhân viên kinh doanh bạn thường xuyên phải ra ngoài đi gặp gỡ để tư vấn, thuyết phục khách hàng, hiệu quả công việc sẽ cao hơn là ngồi trong văn phòng. Cũng vì đặc thù công việc nên bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ của mình, tăng thêm nhiều sự tương tác, không chỉ hỗ trợ cho việc kinh doanh mà biết đâu đó sẽ giúp bạn trong cuộc sống. Làm việc trong môi trường kinh doanh bạn sẽ không thể rụt rè được, bạn sẽ phải trau dồi nhiều kiến thức để tăng khả năng ‘chém gió’ của mình, từ đó giúp bạn trở nên tự tin hơn.

Một công việc ‘ngon’ như vậy tại sao nhiều người vẫn không dám làm? Đó là bởi làm nhân viên kinh doanh cũng có những mặt trái của nó. Nghề này thu nhập chủ yếu là hoa hồng và tiền thưởng, bạn phải bán được sản phẩm thì mới có được điều này, lương cứng thì chẳng hấp dẫn chút nào, chỉ khoảng 5 – 7 triệu, thậm chí nhiều công ty còn không trả vì bạn chưa hoàn thành chỉ tiêu. Do vậy, thu nhập của họ cũng khá bấp bênh, nhất là những người mới vào nghề, còn chưa biết bán ở đâu, bán cho ai, bán như thế nào? Khi làm nhân viên kinh doanh bạn sẽ phải đối mặt với những lời từ chối của khách hàng, áp lực doanh số sẽ khiến bạn dễ trở nên chán nản. Như vậy bạn hoàn toàn tự trả lời được câu hỏi có nên làm nhân viên kinh doanh hay không?

Có nên làm nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết - Ảnh 2
Có nên làm nhân viên kinh doanh hay không thì phụ thuộc vào sự đam mê, tính kiên trì và niềm tin ở bản thân bạn. Nguồn: Internet.

Kỹ năng cần có ở nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là người cần có nhiều kỹ năng mềm nhất trong số các nghề nghiệp, việc ‘làm dâu trăm họ’ không hề dễ dàng, vừa phải nắm vững kiến thức về sản phẩm, dịch vụ vừa phải làm hài lòng khách hàng bằng hàng loạt kỹ năng giao tiếp, ứng xử, bán hàng, chốt đơn,…

Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng không thể thiếu nếu bạn làm nhân viên kinh doanh, tiền lương của bạn cũng chủ yếu dựa vào khả năng ‘trò chuyện’ của bạn. Đã làm công việc này thì khả năng giao tiếp của bạn phải tốt, biết lắng nghe và hiểu thấu khách hàng, từ đó có thể biết họ cần gì để tư vấn, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình. Nếu ban đầu bạn còn khá dè dặt thì cũng đừng quá nản mà bỏ cuộc, gắn bó với nghề một thời gian bạn sẽ trở thành người tự tin trong khoản giao tiếp. Đây cũng chính là lợi ích của việc làm nhân viên kinh doanh

Khi đã xây dựng được các mối quan hệ nhờ vào tài ‘ngoại giao’ của mình thì bạn cần duy trì chúng, từ khách hàng cũ đến khách hàng mới. Có thể căn cứ vào các mối quan hệ mà công ty đã có từ trước, duy trì và thiết lập thêm những mối quan hệ kinh doanh mới.

Có nên làm nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết - Ảnh 3
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh. Nguồn: Internet.

Kỹ năng bán hàng

Để bán được hàng chắc chắn bạn phải am hiểu được thứ mình đang chuẩn bị quảng cáo, nắm rõ được ưu nhược điểm, tác dụng tính năng của sản phẩm như vậy mới có thể so sánh được với đối thủ cạnh tranh, đưa ra những lời thuyết phục một cách chân thực, hiệu quả nhất. Thêm vào đó, bạn phải nắm rõ được quy trình tiếp cận khách hàng, cách xử lý khiếu nại thông tin, tiếp nhận và giải quyết thông tin khách hàng, chăm sóc khách hàng một cách tận tình để lấy được niềm tin từ họ, khiến họ hài lòng, lựa chọn bạn, sau đó đồng ý mua và có thể giúp bạn giới thiệu sản phẩm tới người thân, bạn bè,…

Có nên làm nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết - Ảnh 4
Nhân viên kinh doanh cần phải có kỹ năng bán hàng hiệu quả. Nguồn: Internet.

Kỹ năng chốt đơn

Chốt đơn là việc khiến khách hàng chấp nhận mua sản phẩm, dịch vụ của mình, có thể lúc đầu họ đồng ý mua nhưng sau đó thay đổi như vậy bạn vẫn chưa chốt thành công. Khi khách hàng đã đồng ý với thỏa thuận của công ty, bạn lên đơn đặt hàng rồi nhanh chóng chuyển cho trưởng phòng. Để làm được bước này bạn cần phải luyện tập cho mình khả năng làm chủ tình huống, khiến khách hàng tin tưởng và ký vào hợp đồng mua bán, đây là bước quan trọng nhất nên đừng làm mất thời gian, hãy thực hiện quy trình một cách chính xác và nhanh nhất có thể.

Khách hàng kí xong không đồng nghĩa bạn đã xong việc, bạn phải có nhiệm vụ phải thúc giục nhân viên giao hàng, bên xuất hóa đơn, kiểm tra hàng thật kỹ lưỡng trước khi giao cho khách.

Kỹ năng quản lý thời gian

Dù công việc của nhân viên kinh doanh rất linh động nhưng bạn vẫn phải có kế hoạch thời gian chi tiết, tránh để tình trạng lúc thảnh thơi nhàn rỗi lúc lại dồn dập không xử lý kịp. Một người làm kinh doanh chuyên nghiệp sẽ biết sắp xếp lịch trình của mình, ngoài lúc gặp gỡ khách hàng, bạn còn phải tìm hiểu những vấn đề phát sinh, công việc của công ty, nghiên cứu thị trường, sản phẩm mới ra mắt,…. Hơn thế nữa, bạn còn phải phụ thuộc vào khách hàng nên việc quản lý tốt thời gian sẽ giúp bạn có được những cuộc trò chuyện, bán hàng hiệu quả hơn.

Có nên làm nhân viên kinh doanh và những kỹ năng cần thiết - Ảnh 5
Nhân viên kinh doanh sẽ có áp lực doanh số, nếu trụ vững với nghề bạn sẽ có được thành công xứng đáng. Nguồn: Internet.

Có thể bạn quan tâm:

Làm kinh doanh không đòi hỏi bằng cấp cao, kiến thức chuyên ngành cao siêu gì nhiều, tuyển dụng khá dễ dàng nhưng để nhận được ‘quả ngọt’ từ công việc này thì bạn nhất định phải có đam mê, sự kiên trì và niềm tin vào chính mình. Để quyết định có nên làm nhân viên kinh doanh hay không thì bạn nên tự mình trả lời, xem bản thân có các yếu tố trên chưa chứ không phải hỏi những người đi trước. Ai thành công sẽ khuyên bạn nên theo, ai thất bại sẽ khuyên bạn dừng lại, vấn đề chính không phải ở công việc mà là chính bạn.

Lựu Nguyễn

Nguồn: https://timvieckinhdoanh.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.