Bí quyết giúp người tìm việc kinh doanh chinh phục nhà tuyển dụng
Nếu bạn là người tìm việc kinh doanh, hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng kinh doanh ngay từ vòng đầu tiên.
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
- Kỹ năng vàng giúp bạn thành nhân viên kinh doanh ô tô hạng A
Thị trường kinh doanh ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm cũng mở ra nhiều hơn trước, số người tìm việc kinh doanh cũng tăng lên. Tuy nhiên, giữa xu hướng công việc tưởng như đầy tính cạnh tranh này, bạn hoàn toàn có thể trở thành ứng viên tiềm năng nếu nắm bắt được các bí quyết xin việc. Từ khâu tìm kiếm thông tin cho tới ứng tuyển, phỏng vấn, chỉ cần trang bị trước kỹ lưỡng, nhất định bạn sẽ chinh phục nhà tuyển dụng thành công.
Nhân viên kinh doanh và tính chất công việc
Trước khi ứng tuyển các công việc kinh doanh, bạn nhất định phải nắm được rõ công việc tại vị trí nộp hồ sơ để chuẩn bị về mặt thông tin.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là những người thực hiện công việc xây dựng chiến lược tiếp thị, môi giới nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy hoạt động bán hàng, tăng lượng tiêu thụ và trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Đây là bộ phận quan trọng trong hầu hết các công ty, doanh nghiệp. Ngoài nhân viên kinh doanh, các vị trí thu hút ứng viên còn có chuyên viên kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh hay trưởng phòng kinh doanh…
Tính chất công việc của nhân viên kinh doanh
Là một người tìm việc kinh doanh, bạn cần sẵn sàng tinh thần cho những nhiệm vụ như sau:
- Tìm kiếm, khai thác các khách hàng tiềm năng và duy trì các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng quen thuộc.
- Lập kế hoạch, chiến lược bán hàng, thúc đẩy lượng tiêu thụ.
- Trực tiếp làm việc với khách hàng, ghi nhận những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, số lượng hàng hóa hay các chú ý về đơn hàng.
- Báo giá cho khách hàng, soạn thảo hợp đồng bao gồm các điều khoản, copy bản sao và bàn giao bản chính cho trưởng bộ phận hoặc phòng kế toán.
- Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, hoàn tất các khâu kiểm tra hàng hóa, dịch vụ và các vấn đề pháp lý liên quan.
- Xử lý khiếu nại, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bán, ghi nhận ý kiến đóng góp, khiếu nại từ khách hàng.
- Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng sau bán.
- Tìm hiểu phương thức, chiến lược kinh doanh về giá bán, bao bì,…từ đối thủ cạnh tranh.
- Phát triển các mối quan hệ kinh doanh, cập nhật kiến thức thường xuyên về kinh doanh, tiếp thị.
Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp tuyển dụng mà bạn có thể thực hiện nhiều các công việc khác trong quá trình công tác.
Các ngành nghề lý tưởng cho người tìm việc kinh doanh
Khi tìm kiếm các công việc kinh doanh, bạn có thể cân nhắc các ngành nghề “hot” dựa trên các tiêu chí như môi trường làm việc, cơ hội phát triển, mức lương trung bình, thưởng theo doanh số… Hiện nay, một số ngành thu hút ứng viên tìm việc kinh doanh thường không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm, cơ hội việc làm cao, có thể kể tới như:
- Bất động sản.
- Bảo hiểm nhân thọ.
- Dịch vụ viễn thông.
- Spa/dịch vụ làm đẹp.
- Tài chính – Ngân hàng.
- Ứng dụng/Phần mềm/Các giải pháp công nghệ…
Với vị trí nhân viên, mức thu nhập thường dao động khoảng 7 – 10 triệu/tháng bao gồm lương cứng và hoa hồng. Vị trí chuyên viên, trưởng nhóm sẽ dao động từ 10 – 20 triệu/tháng. Đây được đánh giá là công việc lý tưởng cho cả những ai chưa có kinh nghiệm.
Kỹ năng cần có giúp ứng viên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng
So với các ngành nghề đòi hỏi kiến thức nghiệp vụ cao, các công việc kinh doanh lại thiên về kỹ năng. Khi tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng ưu tiên những ứng viên có kỹ năng tốt. Muốn tìm việc kinh doanh thành công, bạn cần trang bị một số kỹ năng cơ bản dưới đây.
Kỹ năng giao tiếp
Làm người kinh doanh, trực tiếp đảm nhiệm hoạt động bán hàng và thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, bạn cần có nền tảng giao tiếp tốt. Từ giọng điệu đến cách đàm phán, thương thuyết đều cần sự khéo léo. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiếp cận được khách hàng, xây dựng niềm tin và có sự tương tác tốt, là tiền đề để dẫn tới ký kết hợp đồng thành công.
Kỹ năng dự đoán
Muốn làm nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện khả năng dự đoán. Không chỉ dự đoán xu hướng giá cả, sản phẩm mà còn nắm bắt được tâm lý, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch thuyết phục khách hàng và đi tới giao dịch thành công.
Kỹ năng phân tích, nghiên cứu
Bất kỳ một hoạt động bán nào diễn ra, trước tiên bạn cần có sự phân tích về mặt thông tin. Nếu chủ động tiếp cận khách hàng, bạn cần phân tích nhu cầu, khả năng chi trả của khách hàng. Nếu là khách hàng tìm tới, bạn cần phân tích dựa trên thông tin khách hàng đưa ra để đề xuất hợp lý các sản phẩm phù hợp, tương ứng.
Kỹ năng làm việc nhóm
Hầu hết các công việc kinh doanh đều coi trọng kỹ năng làm việc nhóm vì bạn sẽ phải tiếp xúc và cộng tác với rất nhiều bên. Ví dụ, trong cùng một công ty, bạn cần kết hợp với phòng Pr, Marketing để xây dựng kế hoạch thúc đẩy bán hàng hoặc phòng tài vụ, kế toán về các vấn đề giấy tờ, biên lai mua – bán…
Kỹ năng kiếm tiền
Đây chính là kỹ năng quan trọng bậc nhất có thể biến bạn thành chuyên viên kinh doanh giỏi. Bạn cần biết đặt giả thiết và tình huống cho khách hàng trong quá trình bán. Hãy giúp khách hàng so sánh sự tối ưu của sản phẩm công ty bạn, rằng nếu dùng sản phẩm này khách hàng tiết kiệm được bao nhiêu, nếu không dùng sẽ tổn thất bao nhiêu tiền… Giúp khách hàng thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của sản phẩm, dịch vụ mà bạn kinh doanh là giao dịch đã đạt được một nửa thành công.
Bí quyết xin việc kinh doanh thành công
Để xin việc kinh doanh thành công, bạn cần nắm vững một số bí quyết như sau.
Có kiến thức về lĩnh vực kinh doanh
Muốn ứng tuyển vị trí nhân viên/chuyên viên kinh doanh cho một doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó và có trang bị kiến thức chuyên môn cơ bản. Nếu muốn làm nhân viên kinh doanh bất động sản, bạn cần biết xu hướng nhà đất hiện tại ra sao, tỉ giá, nhu cầu mua của khách hàng ở mức nào… Nếu muốn làm nhân viên kinh doanh spa, bạn cần có kiến thức về các dịch vụ, phương pháp làm đẹp…
CV ấn tượng
Xây dựng CV tốt sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ vòng đầu tiên. Ngay cả ứng viên chưa có kinh nghiệm song nếu CV trình bày gọn gàng, chỉn chu và được thiết kế lịch thiệp cũng giúp bạn gây ấn tượng tốt.
Chứng minh kinh nghiệm qua các thành tích
Hãy nêu ra những thành tích mà bạn từng đạt được trong công việc trước đó nếu đã có kinh nghiệm làm mảng kinh doanh. Liệt kê ít nhất 3 thành công nổi bật hoặc những thành tựu trong các lĩnh vực có khả năng bổ trợ cho công việc. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận định tiềm năng, đánh giá cao về bạn.
Sẵn sàng bắt đầu từ vị trí thấp nhất
Đừng ngại bắt đầu từ vị trí nhân viên. Bởi lẽ, mảng kinh doanh luôn có nhiều cơ hội thăng tiến. Chỉ cần bạn nêu ra mục tiêu nghề nghiệp và có định hướng rõ ràng, doanh nghiệp tuyển dụng nhất định sẽ tạo điều kiện và môi trường làm việc, phát triển cho ứng viên giàu đam mê là bạn.
Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn
Bình tĩnh, tự tin chính là yếu tố giúp bạn chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Hãy thể hiện thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp, bày tỏ sự quan tâm của bạn với doanh nghiệp bằng cách đưa ra những hiểu biết về công ty hoặc nghiệp vụ kinh doanh gần nhất…
Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
- Bí quyết kinh doanh làm giàu từ mạng xã hội ai cũng làm được
- Vai trò của kỹ năng mềm đối với người làm kinh doanh
Kết
Tóm tắt lại, người tìm việc kinh doanh cần trang bị về cả mặt kiến thức lẫn kỹ năng, nắm bắt những bí quyết để có sự thể hiện tốt nhất trong quá trình xin việc. Với các ngành có nhiều sự cạnh tranh, ứng viên càng cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ thông tin tới nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao xác suất thành công. Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng là cách để giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển.
Đông Phương
Nguồn: https://timvieckinhdoanh.com

Một số lời khuyên tư vấn việc làm bổ ích dành cho bạn
Kỹ năng kinh doanh 09-06-2023, 16:24Trong thị trường việc làm ngày nay, việc tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực và mong muốn của mình có thể trở nên khó khăn và đôi khi là một thử thách. Nhiều người có thể cảm thấy bối rối khi bắt đầu tìm kiếm công việc, không biết nơi nào...

Tuyển dụng kinh doanh: Tìm kiếm nhân viên xuất sắc hiện nay
Kỹ năng kinh doanh 07-06-2023, 17:30Bạn đang tìm kiếm nhân viên kinh doanh tài năng để gia tăng hiệu suất kinh doanh của công ty mình? Việc tuyển dụng kinh doanh là một quá trình quan trọng và có thể ảnh hưởng đáng kể đến thành công của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những...

Việc làm quản lý sản xuất hiện nay có mức lương bao nhiêu?
Kỹ năng kinh doanh 02-06-2023, 17:55Để một bộ máy sản xuất hoạt động trơn tru và hiệu quả không chỉ cần bài tay tài hoa của những công nhân mà còn cần sự thông minh và khả năng quản lý sắp xếp công việc nhịp nhàng của những người quản lý sản xuất. Có thể ví người quản lý sản...

Tại sao ngành quản trị kinh doanh là một ngành học “HOT”?
Kỹ năng kinh doanh 31-05-2023, 17:24Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành học “HOT” nhất hiện nay. Với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những người có trình độ cao và có kỹ năng quản lý kinh doanh để đưa doanh nghiệp của họ tiến lên một bước. Một...

Tiêu chí đánh giá và mức lương nhân viên kinh doanh là gì hiện nay
Kỹ năng kinh doanh 27-05-2023, 12:21Tìm hiểu tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh là gì hiện nay. Để đánh giá NVKD, các doanh nghiệp, công ty thường dựa vào những tiêu chí sai: Thái độ làm việc: Tính trung thực, sự nhiệt tình, thái độ đối với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, tính cầu tiến, tính kỷ...

Telesale là gì? Tất tần tật yêu cầu để làm Telesale xuất sắc
Kỹ năng kinh doanh 26-05-2023, 17:58Nghề Telesale là một công việc “dễ mà khó”. Vì đây là vị trí rất dễ trúng tuyển nhưng để trở thành nhân viên xuất sắc lại không hề dễ dàng. Vậy Telesale là gì? Tất tần tật yêu cầu để làm Telesale xuất sắc. Cụ thể: Yêu cầu về kỹ năng của Telesale Kỹ...

Tìm hiểu các tố chất cần có để trở thành Associate Director là gì?
Kỹ năng kinh doanh 26-05-2023, 17:18Tố chất cần có để trở thành Associate Director là gì? Cụ thể: Khả năng chuyên môn Associate Director là một vị trí nhân sự cấp cao đòi hỏi về trình độ học vấn và nền tảng chuyên môn vững chắc để có thể làm nền tảng phát triển lên vị trí Associate Director. Bên cạnh...

Một số điều cần lưu ý khi tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng
Kỹ năng kinh doanh 23-05-2023, 16:06Tuyển nhân viên chăm sóc khách hàng là một trong những vị trí tuyển dụng quan trọng và khó khăn của mỗi doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường, khách hàng trở nên yêu cầu hơn về chất lượng dịch vụ và trải...

Tìm hiểu về vai trò của chief executive là gì trong doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 23-05-2023, 14:32Là chức danh cao nhất trong một công ty hoặc tổ chức, có trách nhiệm chính đối với việc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của công ty. Vậy vai trò của chief executive là gì trong doanh nghiệp [caption id="attachment_2566" align="alignnone" width="800"] chief executive là gì[/caption] Vai trò của CEO bao...

Tìm hiểu CPL là gì - Cách chạy CPL qua kênh Affiliate Marketing
Kỹ năng kinh doanh 09-05-2023, 17:03Tìm hiểu CPL là gì . Để chạy CPL qua kênh Affiliate Marketing, bạn cần phải có 1 nơi để người dùng điền Form (thông tin gồm tên, điện thoại, email…). Thường nó sẽ là Landing Page được thiết kế sao cho tạo ra khả năng chuyển đổi cao. [caption id="attachment_2555" align="alignnone" width="1599"] Cách chạy...