Bí quyết hạ gục nhà tuyển dụng giám sát kinh doanh trong 15 phút
Nắm vững kỹ năng, chuyên môn và một vài bí quyết khi phỏng vấn tuyển kinh doanh, bạn sẽ tự tin hạ gục nhà tuyển dụng giám sát kinh doanh và dễ dàng tìm được một công việc ổn định, thu nhập cao.
- Bí kíp để trở thành nhân viên kinh doanh khách sạn giỏi
- Những điều cần biết về tìm việc kinh doanh online tại nhà
- Tìm nghề kinh doanh – Top 5 nghề kinh doanh kiếm bội tiền hiện nay
Thời đại kinh tế bùng nổ với hàng loạt công ty, doanh nghiệp ra đời như hiện nay thì nhu cầu tuyển dụng lao động về kinh tế liên tục tăng cao, không chỉ các vị trí nhân viên bình thường mà một vài chức vụ quản lý, giám đốc cũng thiếu nhân lực không kém. Tuy nhiên, tuyển dụng lãnh đạo luôn có những yêu cầu đặc biệt nên dù cho bạn tự tin về năng lực nhưng không đáp ứng được các đòi hỏi khác để phù hợp với doanh nghiệp thì rất có thể sẽ nhận lại sự im lặng từ người phỏng vấn. Để hạ gục nhà tuyển dụng giám sát kinh doanh, nắm vững một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thành công trong việc gây ấn tượng và dễ dàng tìm được công việc ổn định, thu nhập hấp dẫn.
Đáp ứng mong muốn của nhà tuyển dụng
Đây là điều cốt lõi với bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng gì nghề giám sát kinh doanh. Bất cứ nhà tuyển dụng nào khi lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên cũng đều đề ra những tiêu chí nhất định và xây dựng quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, bao gồm các yêu cầu cơ bản với nhân viên từ ngoại hình, kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm,… Đây được hiểu là ‘’quy tắc ngầm’’ mà các nhà tuyển dụng tự đặt ra để tuyển được ứng viên phù hợp. Do đó, tìm hiểu và nắm rõ những yêu cầu cơ bản sẽ giúp bạn tìm việc làm ‘’trăm phát trăm trúng’’. Chẳng có nhà tuyển dụng nào lại từ chối một ứng viên tiềm năng đáp ứng được hầu hết các điều kiện mà mình đưa ra cả, chưa kể đây cũng là cơ hội để bạn đàm phán mức lương và các chế độ tốt cho công việc của mình.
Khái niệm giám sát kinh doanh
Giám sát kinh doanh hay còn có tên gọi khác là giám sát bán hàng, thuộc bộ phận kinh doanh, chịu sự quản lý của giám đốc kinh doanh. Công việc chính của người giám sát kinh doanh là triển khai kế hoạch kinh doanh và giám sát trên phạm vi theo kế hoạch định sẵn sao cho tối ưu hoạt động của cả bộ phận, đảm bảo quy trình vận chuyển, phân phối hàng hóa diễn ra trơn tru, mang lại lợi nhuận cao nhất.
Vai trò giám đốc kinh doanh là gì?
Đây có thể là câu hỏi mà nhà tuyển dụng giám sát kinh doanh sẽ dùng để đánh giá định hướng công việc của bạn trong tương lai. Nếu trả lời không đúng với bản chất của nghề, mục tiêu của công ty thì khả năng ‘’out’’ của bạn là rất lớn. Do đó, đừng coi thường những câu hỏi phỏng vấn tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào thế này nhé! Thực tế, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám sát kinh doanh được coi như ‘’át chủ bài’’ của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, phát huy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên lợi thế có sẵn, đồng thời kết hợp với phòng marketing để đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn, thúc đẩy doanh số. Người giám sát kinh doanh giỏi phải biết cách tổng hòa sức mạnh của bản thân, của bộ phận và của cả công ty vì mục tiêu chung, luôn đảm bảo kế hoạch đề ra.
Công việc của giám sát kinh doanh
Giám sát kinh doanh làm việc ở phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh và giám sát, điều phối quy trình hoạt động của nhân viên cấp dưới để tối ưu hoạt động kinh doanh, mang đến lợi nhuận tối đa cho công ty. Ngoài ra, giám sát kinh doanh còn đảm nhiệm rất nhiều công việc khác như kết hợp với giám đốc kinh doanh và phòng marketing đề xuất kế hoạch phát triển, đảm bảo doanh số bán hàng, theo dõi sát sao về hàng tồn kho, phân phối,… Ngoài ra, việc tìm kiếm, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, giám sát kinh doanh đôi khi cũng là người trực tiếp đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ phát triển công việc chung.
Kỹ năng cần có của giám sát kinh doanh
Giao tiếp, đàm phán tốt: Kinh doanh gắn liền với khách hàng, các mối quan hệ nên nếu không biết giao tiếp, bạn rất khó để truyền đạt thông tin, thuyết phục khách hàng, chốt đơn hàng. Điều hòa mối quan hệ giữa các nhân viên, giữa nhân viên với lãnh đạo cũng đòi hỏi phải biết cách cư xử khéo léo.
Linh hoạt, tư duy tốt: Kinh doanh là công việc luôn đòi hỏi phải am hiểu thị trường, đáp ứng xu hướng mới có thể phát triển. Sự chậm chạp, thiếu sáng tạo là điều tối kị trong mọi hoạt động kinh doanh.
Kỹ năng chuyên môn giỏi: Vị trí này đòi hỏi bạn phải có trình độ, bằng cấp được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm làm việc là một lợi thế. Không chỉ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bạn mà còn phải đảm đương tốt vai trò ‘’đầu tàu’’ doanh nghiệp nữa.
Ngoài ra, sử dụng thành thạo máy tính với các kỹ năng cơ bản là yêu cầu bắt buộc với vị trí giám sát kinh doanh ở mọi công ty.
Bí quyết gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn
Khi đã nắm chắc những kỹ năng, yêu cầu công việc cơ bản của nhà tuyển dụng giám sát kinh doanh thì bạn đã nắm trong tay đến 70% cơ hội trúng tuyển rồi đấy! Điều còn lại là hãy chú ý đến ngoại hình, thái độ và tác phong của mình khi đối diện với nhà tuyển dụng để gây thiện cảm với họ. Đôi khi không phải trình độ mà thái độ mới là yếu tố quyết định vị trí của bạn. Dù tự tin với cơ hội công việc rộng mở, song đừng tỏ ra quá lỗ mãng, giữ sự tôn trọng và phép lịch sự với nhà tuyển dụng là điều bạn cần làm. Chẳng ai muốn nhận một ứng viên giỏi nhưng thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp cả, nhất là với công việc đòi hỏi sự giao tiếp, phát triển mối quan hệ như giám sát kinh doanh.
Bên cạnh đó, hãy chú ý đến vẻ ngoài bằng cách ăn mặc thật lịch sự, đến sớm trước giờ phỏng vấn 15 phút và nở nụ cười rạng rỡ trên môi. Khi về, bạn nên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau lúc kết thúc phỏng vấn và gửi email trong vòng 24h nhé! Bất cứ người quản lý nào cũng đánh giá cao các ứng viên như vậy.
Có thể bạn quan tâm:
- Bí quyết giúp người tìm việc kinh doanh chinh phục nhà tuyển dụng
- Kỹ năng vàng giúp bạn thành nhân viên kinh doanh ô tô hạng A
-
Kinh nghiệm vàng cho người cần tìm việc nhân viên kinh doanh
Trên đây là một số bí quyết giúp bạn hạ gục nhà tuyển dụng giám sát kinh doanh nhanh chóng và tìm được việc làm như ý. Điều quan trọng là hãy tự tin vào năng lực, trình độ của mình thì dù nhà tuyển dụng có khắt khe đến mấy cũng không thể làm khó được bạn đâu.
Hà Trần
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....