Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết

Đánh giá

Những lưu ý về công việc và kỹ năng cần có sẽ giúp bạn thành công khi tham gia tuyển dụng chuyên viên kinh doanh. Nắm vững những điểm này còn nâng cao cơ hội trúng tuyển với mức lương ấn tượng.

Công việc kinh doanh là làm gì?

Một nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh thường được hiểu là người thực các công việc liên quan tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Các công việc này bao gồm xây dựng các kết hoạch quảng bá, tiếp thị, môi giới, kết nối khách hàng mục tiêu….

Khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh, bạn có thể hướng tới một số công ty có các vị trí như nhân viên kinh doanh, chuyên viên sale, trưởng nhóm kinh doanh, trưởng phòng sale hoặc các phòng tiêu thụ sản phẩm. Các công việc kinh doanh thường đem lại thu nhập lý tưởng. Ngoài mức lương cố định, bạn còn có thể nhận được phần trăm theo doanh số sản phẩm hoặc thưởng theo định mức, vượt KPI… Đây cũng là công việc thu hút nhiều ứng viên tìm việc và có cơ hội việc làm cao vì không đòi hỏi kinh nghiệm.

Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết - Ảnh 1
Kinh doanh là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội công việc lý tưởng. (Ảnh: Internet)

Tính chất công việc kinh doanh

Với mục tiêu chính là thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, công việc kinh doanh yêu thường có tính chất như sau:

Chăm sóc khách hàng đã cũ

  • Duy trì mối quan hệ tối đẹp với các khách hàng cũ, đặc biệt là những khách hàng quen thuộc và đối tác quan trọng của doanh nghiệp.
  • Chủ động đưa ra những kế hoạch mới thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng, duy trì sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Đưa ra những hình thức ưu đãi riêng cho khách hàng cũ.

Tìm kiếm khách hàng mục tiêu

  • Xây dựng, cập nhập danh sách khách hàng tiềm năng, đánh giá khách hàng mục tiêu qua hệ thống dữ liệu.
  • Chủ động liên lạc với khách hàng để giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ kèm theo những ưu đãi từ doanh nghiệp cho nhóm khách hàng mới.
  • Tận dụng triệt để các nguồn cung cấp thông tin trên mảng công nghệ số để tiếp cận khách hàng.

Giám sát chất lượng sản phẩm

  • Luôn theo sát quy trình xuất nhập, đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ để đảm bảo giá trị tốt nhất đến khách hàng.
  • Xử lý sự cố phát sinh khi có.

Ngoài ra, các nhân sự ở mảng kinh doanh còn cần phối hợp với các phòng ban như marketing, truyền thông để thúc đẩy hiệu quả công việc. Ngoài ra cũng cần đảm bảo doanh thu, chịu trách nhiệm lập báo cáo, thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo…

Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết - Ảnh 2
Người làm kinh doanh cần đảm đương rất nhiều công việc. (Ảnh: Internet)

Những công việc kinh doanh “hot” nhất hiện nay

Một trong những yếu tố mà ứng viên tìm việc làm nhân viên kinh doanh quan tâm là ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay và có khả năng mang lại thu nhập tốt. Theo các thống kê tổng hợp từ nhiều nguồn, tại Việt Nam có một số ngành nghề đem đến cơ hội tìm việc kinh doanh lý tưởng như sau:

Bất động sản

Các công việc kinh doanh liên quan tới bất động sản đang là lựa chọn “hot” hiện nay ở Việt Nam. Không đòi hỏi kinh nghiệm, các sinh viên mới ra trường cũng có thể trở thành ứng viên tiềm năng nếu nắm được những kỹ năng kinh doanh cơ bản. Bên cạnh đó, mức lương cố định trung bình khoảng 6 triệu đồng/tháng chưa bao gồm thưởng, phần trăm doanh số cũng hấp dẫn nhiều người tìm việc.

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh hấp dẫn. Không những thế, ngoài lương cơ bản, các nhân viên sale ở mảng bảo hiểm nhân thọ còn có thể nhận thưởng nóng, thưởng theo tháng, theo quý khi đạt thành tích. Ngoài ra còn có nhiều cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp.

Du lịch

Tìm kiếm khách hàng, tư vấn dịch vụ và bán tour là công việc kinh doanh mang lại thu nhập ấn tượng ở lĩnh vực du lịch. Ngoài khả năng đàm phán, thuyết phục, bạn cần có kiến thức cơ bản về du lịch. Một nhân viên kinh doanh ở mảng này có thể nhận lương tới hơn 20 triệu đồng/tháng và có cơ hội du lịch nhiều nơi.

Quảng cáo – Truyền thông

Khai thác các hợp đồng quảng cáo, lên kế hoạch tiếp thị, marketing để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cũng là nghề kinh doanh hấp dẫn cho các ứng viên đang tìm việc có liên quan tới truyền thông. Ngoài môi trường năng động và nhiều cơ hội thăng tiến, công việc này còn đem tới thu nhập trung bình 8 triệu đồng/tháng.

Spa – Làm đẹp

Một trong những ngành có nhiều cơ hội việc làm ở bộ phận kinh doanh chính là dịch vụ spa và các các sản phẩm làm đẹp. Công việc này ngoài lương cơ bản, phần trăm doanh thu và thưởng theo hiệu quả chính là nguồn thu hấp dẫn nhiều ứng viên.

Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết - Ảnh 3
Có rất nhiều công việc kinh doanh cho bạn lựa chọn. (Ảnh: Internet)

Có thể tìm việc kinh doanh ở những đâu?

Thời đại 4.0, có rất nhiều kênh tìm việc cho những ứng viên đang tìm kiếm công việc kinh doanh. Bạn có thể tự mình tham khảo những kênh như:

  • Các trang web tuyển dụng uy tín (mywork.com.vn, careerbuilder.vn, vieclam24h.vn…).
  • Website của chính công ty/doanh nghiệp mà bạn đang muốn nộp hồ sơ.
  • Facebook, các trang rao vặt, group tuyển dụng.
  • Lời giới thiệu của người quen.

Ngoài ra, nếu còn là sinh viên, bạn có thể thử sức với vị trí thực tập sinh, part-time và đặt mục tiêu lên nhân viên chính thức, chuyên viên của doanh nghiệp bạn muốn làm việc lâu dài.

Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết - Ảnh 4
Bạn có thể tham khảo những trang tuyển dụng để tìm kiếm cơ hội việc làm kinh doanh. (Ảnh: Internet)

Những kỹ năng cần có khi đi tìm việc kinh doanh

Khi nắm vững về công việc kinh doanh, chọn được ngành kinh doanh bạn muốn làm việc, điều tiếp theo bạn cần là trau dồi các kỹ năng. Để tìm việc làm nhân viên kinh doanh, các ứng viên cần nhiều kỹ năng tổng hợp. Trong số đó, cần phải lưu ý tới một số kỹ năng quan trọng dưới đây.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng đầu tiên mà bạn cần có khi muốn trúng tuyển thành công cho công việc kinh doanh là giao tiếp tốt. Kết nối với khách hàng và linh hoạt trong cách thuyết phục sẽ giúp bạn ký kết hợp đồng thành công, tiêu thụ được sản phẩm/dịch vụ và có được lòng tin từ phía khách hàng. Giao tiếp cũng tạo tiền đề để các nhân viên kinh doanh xây dựng các quan hệ lâu dài với các đối tác, vừa giữ được khách hàng cũ vừa gây ấn tượng với các khách hàng tiềm năng.

Kỹ năng chẩn đoán

Một chuyên viên kinh doanh chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà cần nắm bắt tâm lý của khách hàng. Đây có thể coi như một kỹ năng nghiệp vụ quan trọng. Khi đã biết được nguyện vọng, mong muốn của khách hàng, bạn sẽ dẫn dắt họ tiếp cận gần với sản phẩm của doanh nghiệp, tạo cơ sở để thuyết phục họ đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Kỹ năng nghiên cứu

Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thông tin khách hàng hay các sản phẩm cạnh tranh đều là sự chuẩn bị cần thiết với tất cả những ai đang kỳ vọng tìm được công việc kinh doanh như ý. Một ứng viên chuyên nghiệp sẽ luôn trang bị cho mình kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng và tìm hiểu công việc cá nhân mình khi làm việc cùng họ. Từ những nghiên cứu đó, bạn sẽ thấy cơ hội kinh doanh thành công.

Kỹ năng cộng tác

Khả năng hợp tác giữa nhân viên kinh doanh và chính khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp cho đôi bên là kỹ năng cần có của các ứng viên. Ngoài ra, khả năng cộng tác cũng sẽ giúp bạn thắt chặp quan hệ với khách hàng, khiến cho quá trình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi.

Kỹ năng kiếm tiền

Đây là kỹ năng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi ở ứng viên khi đăng tuyển các vị trí nhân sự mảng kinh doanh. Với nhiệm vụ chính là bán và tạo lợi nhuận, các công việc kinh doanh cần ứng viên có kỹ năng kiếm tiền và giúp đỡ khách hàng tiết kiệm tiền.

Tức là, bạn cần đặt mình vào vị trí khách hàng để giải quyết những câu hỏi khiến họ băn khoăn. Vì sao nên chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn hoặc nếu không dùng sản phẩm công ty bạn thì khách hàng có thể tốn tiền nhiều hơn cỡ nào, cách bạn đàm phán, thuyết phục đều là kỹ năng bán sản phẩm và kiếm tiền hiệu quả.

Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết - Ảnh 5
Có nhiều kỹ năng sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh thuận lợi. (Ảnh: Internet)

Cách viết CV và phỏng vấn xin việc kinh doanh

Chuẩn bị CV xin việc

Trong phần hồ sơ xin việc, ngoài các giấy tờ như đơn xin việc, giấy khám sức khỏe, điều các ứng viên lưu ý là CV xin việc. Ngay cả khi chưa có kinh nghiệm, bạn cũng có thể ứng tuyển thành công công việc kinh doanh nếu xây dựng CV khéo léo.

  • Chú trọng hình thức: Khi chưa có gì để gây ấn tượng, bạn cần tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng bằng một CV có “diện mạo” đẹp. Thay vì dùng word, hãy chọn hình thức pdf với độ dài trong phạm vi 1 trang, có ảnh và các thông tin ngắn gọn.
  • Trình bày chi tiết, rõ ràng: Thay vì liệt kê những kinh nghiệm, bạn cần làm nổi bật mình bằng những con số rõ ràng. Đó có thể là doanh thu từ dự án bạn từng đảm nhận hoặc mức vượt KPI số lượng sản phẩm/dịch vụ…
  • Dùng từ ngữ chuyên ngành: Hãy thể hiện mình là ứng viên có sự hiểu biết công việc nhất định bằng các thuật ngữ của ngành kinh doanh. Với CV xin việc kinh doanh, bạn đề cập tới các cụm từ như khách hàng tiềm năng, đàm phán, mạng lưới sản phẩm…
  • Làm nổi bật kỹ năng công việc: Nhấn mạnh các kỹ năng của bản thân có thể giúp công việc kinh doanh thuận lợi như kỹ năng giao tiếp, thương lượng giá cả hay xử lý sự cố…

Một CV ấn tượng, chau chuốt về hình thức còn cho thấy sự chuyên nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng của ứng viên khi đi tìm việc.

Phỏng vấn

Sau vòng xét duyệt hồ sơ, bạn cần làm tốt tại buổi phỏng vấn trực tiếp để có thể trở thành nhân viên kinh doanh chính thức. Những lưu ý bạn cần quan tâm trong vòng này là:

  • Tìm hiểu kỹ lưỡng về nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp trước buổi phỏng vấn.
  • Tự lập câu hỏi và đưa ra câu trả lời phỏng vấn tại nhà để tập luyện, rèn sự bình tĩnh.
  • Xây dựng một bản kế hoạch mẫu về một nghiệp vụ kinh doanh nhất định để giới thiệu trong buổi phỏng vấn, chứng minh khả năng với nhà tuyển dụng.
  • Giữ tác phong chuyện nghiệp, tới phỏng vấn đúng giờ, trang phục nghiêm túc, chỉn chu.
  • Luôn thể hiện sự tự tin và sẵn sàng trước những câu hỏi tình huống bất ngờ.
Cẩm nang tìm việc làm nhân viên kinh doanh và những lưu ý cần biết - Ảnh 6
Hãy tự tin, bình tĩnh và chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm:

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu tìm hiểu thông tin, nắm bắt vững nghiệp vụ công việc, bạn mới nâng cao được cơ hội trúng tuyển khi ứng tuyển các vị trí kinh doanh. Không chỉ tìm việc làm nhân viên kinh doanh, bất kỳ tuyển dụng của doanh nghiệp nào, các ứng viên cũng cần chú trọng về tính chất công việc, yêu cầu phía công ty và khả năng của bản thân để đặt ra kế hoạch xin việc mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: https://timvieckinhdoanh.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.