Mẹo trả lời phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội

Đánh giá

Nếu bạn là ứng viên có năng lực tốt, giỏi chuyên môn nhưng đang lo lắng không biết phải làm thế nào để chinh phục nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội trong buổi phỏng vấn thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên kinh doanh đang dần trở thành một ngành nghề hot được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Tại các thành phố lớn, nhu cầu nhân lực về ngành nghề này là rất cao. Tuy nhiên, bạn cần phải có những bí quyết riêng mới có thể dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội. Cùng khám phá mẹo trả lời phỏng vấn bách phát bách trúng sau đây.

1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều bắt đầu bằng câu hỏi này. Nhiều bạn mới ra trường không có kinh nghiệm nên thường nói về bản thân một cách đơn thuần như tên tuổi, quê quán, học ở đâu và sở thích, sở trường, tính cách, thế nhưng thay vào đó các bạn hãy trả lời rành mạch, tóm tắt thông tin cá nhân, giới thiệu sơ lược về quá trình học tập và nhấn mạnh vào thành tích, kiến thức mình đạt được, nói sâu kinh nghiệm nếu có. Kể về công việc bạn tâm đắc nhất, những gì học hỏi được từ đó. Ví dụ: Em đã có thời gian đi làm ở công ty A, ở đó em học hỏi được kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp,… công việc này giúp em rất nhiều vì….

Cách trả lời này sẽ khiến người phỏng vấn nhanh chóng bị thu hút vào công việc đó, ‘lái’ họ đi theo mục tiêu của bạn và dễ dàng ghi điểm cao hơn.

Mẹo trả lời phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội - Ảnh 1
Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân, nhấn mạnh và điểm mạnh của mình. Nguồn: Internet.

2. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty này và bạn có biết công việc cần phải làm là gì không?

Đây là lí do vì sao bạn cần tìm hiểu trước về công ty cũng như yêu cầu cụ thể của công việc, chịu khó bỏ ra một chút thời gian ‘đọc thuộc’ phần giới thiệu công ty của họ để nâng cao khả năng trúng tuyển cho mình. Câu hỏi này cũng tương đương với ‘Bạn có nghĩ mình hợp với công việc này không?’, do đó hãy kể ra tính cách, kỹ năng, bộ môn chuyên ngành có điểm cao phù hợp, liên quan đến công việc. Bạn mong muốn có được công việc đó vì chúng đem lại lợi ích như thế nào? (niềm vui, kiến thức, kinh nghiệm, mối quan hệ,…) Thêm vào đó là bạn có những phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm gì phù hợp với công việc. Hạn chế trả lời kiểu ‘cổ điển’ như ’em mong muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp như công công ty mình’… điều này sẽ khiến bạn giống y như các ứng viên khác và làm nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội dễ dàng quên đi.

3. Bạn đã đi làm ở đâu chưa? Vì sao lại nghỉ ở công ty cũ?

Nếu chưa có chút kinh nghiệm đi làm ở đâu hãy ‘lôi’ những gì bạn học được ở nhà trường, chứng minh rằng kiến thức của bạn đủ vững vàng, chỉ cần được đào tạo thêm một chút nữa thì chẳng kém người trong nghề lâu năm. Điều này yêu cầu bạn phải có sự chuẩn bị kiến thức chuyên môn từ trước, biết tin học văn phòng, word, excel là lợi thế. Đừng quên bổ sung quá trình đi thực tập (nếu có) việc bạn học thêm một khóa đào tạo ngắn hạn nào đó cũng rất có ích cho công cuộc xin việc.

Trường hợp bạn đã đi làm rồi thì sẽ được hỏi câu kế tiếp “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ’. Đừng dại nói xấu công ty cũ cho dù sự thật nó chẳng hề tốt đẹp gì, trả lời khéo léo nhưng cũng đừng quá khen ngợi công ty cũ vì sẽ bị hỏi vặn ngược lại đấy. Tốt nhất nên kể sơ lược về công việc của bạn ở công ty cũ, bạn đã được học những gì ở đó, tiếp theo ‘lái’ sang công việc ở đây rất phù hợp với bạn, cơ hội tốt nên bạn không thể bỏ lỡ.

Lưu ý: Hãy xác định rõ quy mô của 2 công ty, nếu công ty cũ của bạn nhỏ hơn thì tỏ ý rằng bạn muốn được thử thách, tăng cơ hội phát huy năng lực. Còn nếu đơn vị cũ lớn thì thể hiện bạn muốn áp dụng kinh nghiệm ở tổ chức lớn sang tổ chức nhỏ để tăng hiệu quả.

Mẹo trả lời phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội - Ảnh 2
Khi phỏng vấn bạn hãy cố trả lời các câu hỏi một cách khách quan, tránh tiêu cực khi nhắc về công ty cũ. Nguồn: Internet.

4. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Dù đã viết trong CV xin việc nhưng bạn vẫn nên chuẩn bị và học thuộc trả lời một cách lưu loát, tự tin, tránh ấp úng để nhà tuyển dụng thấy được thuê bạn là điều đúng đắn. Liệt kê thành tích đạt được, kỹ năng mềm, chuyên môn, khả năng làm việc nhóm hay độc lập, hoặc phần tính cách nhanh nhẹn, hòa đồng phù hợp có liên quan bổ trợ tốt cho công việc đang ứng tuyển.

Tương tự với phần điểm yếu, nếu trả lời khéo léo, một sự tính toán thông minh sẽ cộng cho bạn nhiều điểm trước nhà tuyển dụng.  Đừng phô hết tất cả điểm yếu, chỉ thừa nhận điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc như: Thẳng tính nên dễ mất lòng, khả năng báo cáo/ văn bản/ tiếng anh vẫn còn chưa nhuần nhuyễn, đồng thời đưa biện pháp khắc phục sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người hiểu rõ bản thân, biết mình biết ta và hướng phấn đấu.

5.  Theo bạn, một nhân viên kinh doanh cần kỹ năng gì?

Ngành nghề này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên bạn nên nhấn mạnh vào những kỹ năng cần thiết cho công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng chốt hợp đồng, kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng quản lý thời gian… Nếu có thể bạn hãy nêu lý do vì sao cần có những kỹ năng này và vai trò của nó trong buổi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội.

Mẹo trả lời phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội - Ảnh 3
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phá, kỹ năng chốt hợp đồng được xem là kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh. Nguồn: Internet.

6. Bạn mong muốn gì ở công việc?

Đừng trả lời theo kiểu chung chung như em hứa, hi vọng,…. vì nhà tuyển dụng không có nhu cầu thuê một người học việc, họ muốn một nhân viên quyết đoán, có tính chí tiến thủ, mục tiêu rõ ràng, làm việc dứt khoát. Tất nhiên, bạn cần trả lời với thái độ tự tin vừa phải, không hùng hồn tuyên bố mong muốn sau này trở thành người như sếp, ‘ngồi vào vị trí của anh sau vài năm nữa’. Câu trả lời tốt nhất là ’em mong muốn trở thành nhân viên xuất sắc của công ty, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không ngại tăng ca, làm thêm’.

7. Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Đây là câu hỏi không phải dễ nên bạn cần hết sức lưu ý. Trước hết, bạn cần tìm hiểu mức lương chung trên thị trường. Mức lương cho vị trí đó ở ở công ty khác là bao nhiêu? Mức lương công ty bạn đang ứng tuyển là bao nhiêu (phần lớn công ty đều để mức lương trên thông tin tuyển dụng), hãy so sánh với khả năng của bạn.

Nguyên tắc ngầm trong đàm phán lương đó là lương mới sẽ cao hơn 30% lương cũ. Do đó, nếu tự tin vào khả năng làm việc của mình thì hãy mạnh dạn lấy trọn 30% đó, còn không thì hãy nói ở mức sàn bạn khảo sát được.

8. Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?

Công việc nào cũng có áp lực, khó khăn riêng, tuy nhiên điều đó không hẳn là xấu, có thể trở thành động lực giúp bạn làm việc hiệu quả, chứng minh sức chịu đựng áp lực của bạn là cao, sẵn sàng đối diện các vấn đề và chịu trách nhiệm tới cùng với nó. Trường hợp nhà tuyển dụng hỏi: Gặp áp lực công việc thì bạn sẽ làm gì? Hãy liệt kê một số hoạt động bạn thường làm để giảm stress như tập yoga, bơi lội, cafe với bạn bè,… từ đó họ có thể đánh giá bạn làm việc khoa học, sống lành mạnh.

Mẹo trả lời phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội - Ảnh 4
Công việc của một nhân viên kinh doanh gắn liền với nhiều áp lực, hãy tìm ra cách giải quyết giúp bản thân đối phó với điều đó. Nguồn: Internet.

9. Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

Nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm của bạn như thế nào, mức độ ưu tiên so với công việc ra sao, do đó hãy chọn câu trả lời là sẵn sàng thực hiện, mạnh dạn nêu ngoại lệ nếu trường hợp lý do quan trọng khiến bạn không thể đi được như hiếu hỉ, ma chay. Song song với đó là đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng, dù có nhiệt tình đến đâu nhưng bạn cũng cần để ý đến bản thân nữa nhé!

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Hơn 90% các bạn sinh viên mới ra trường sẽ trả lời là ’em không còn câu hỏi nào khác’, trên thực tế thì hỏi hay không cũng không sao, nhưng đây sẽ là điểm nhấn để bạn tạo ra sự khác biệt so với những ứng viên còn lại. Tuyệt đối tránh hỏi câu đại khái như: Cơ hội thăng tiến thế nào, bao lâu thì tăng lương một lần, có chế độ đãi ngộ đặc biệt du lịch, khen thưởng hay không?… Thay vào đó, hãy hỏi: ‘nhân viên mới vào có được đào tạo, chia sẻ định hướng chiến lược của công ty không?’ ‘công ty có khóa học đào tạo hay nâng cao kĩ năng cho nhân viên không?’

Có thể bạn chưa biết:

Mẹo trả lời phỏng vấn khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội - Ảnh 5
Hãy luyện tập trước cách trả lời các câu hỏi để cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn. Nguồn: Internet.

Cuối cùng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng và bày tỏ sự yêu thích công việc, mong muốn được gia nhập công ty của mình. Nhân viên kinh doanh có nhiều cơ hội nhưng cũng có vô vàn thách thức, chỉ cần chuẩn bị tốt, đầy đủ và một thái độ cầu tiến thì bạn hoàn toàn xứng đáng được nhận. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh tại Hà Nội!

Nguồn: https://timvieckinhdoanh.com/

Đánh giá
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.