Tiêu chí tuyển dụng trợ lý kinh doanh ứng viên cần biết
Trợ lý kinh doanh giúp ứng viên có được thu nhập tốt và rèn luyện nhiều kĩ năng trong công việc. Nắm được bí quyết tuyển dụng trợ lý kinh doanh sẽ giúp bạn chinh phục được nhà tuyển dụng việc làm kinh doanh dễ dàng.
- Kỹ năng cần có giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng giám đốc kinh doanh
- 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tìm việc trợ lý kinh doanh
- Quản lý thời gian – Bí quyết của nhân viên kinh doanh online giỏi
Trợ lý kinh doanh, đặc biệt là cho các CEO nước ngoài là vị trí đáng mơ ước với bất cứ sinh viên nào mới ra trường hay những nhân viên đã có kinh nghiệm. Có một sự thật là khởi đầu ở vị trí trợ lý giám đốc là con đường nhanh nhất để bạn gặt hái được nhiều kinh nghiệm, tài chính, các mối quan hệ và quan trọng là bàn đạp để thăng tiến trong tương lai.
Trợ lý hiện nay bao gồm rất nhiều công việc khác nhau như trợ lý kinh doanh, trợ lý giám đốc, trợ lý dự án,. Thực tế ở Việt Nam chưa hề có một trường nào đào tạo chuyên biệt về nghề trợ lý nên việc sinh viên mới ra trường ứng tuyển vào vị trí này là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu muốn chinh phục nhà tuyển dụng trợ lý kinh doanh, làm việc với CEO nước ngoài, kiến thức chuyên môn đôi khi là chưa đủ, bạn phải học cách trở thành một trợ lý giỏi và chuyên nghiệp. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn và có mức lương cao.
► Xem thêm: Thông tin tuyển dụng vị trí trợ lý giám đốc lương thưởng hấp dẫn
1. Ngoại hình ưa nhìn
Đặc trưng của nghề trợ lý là thường xuyên phải giao tiếp, gặp gỡ và tạo dựng mối quan hệ với nhân viên, lãnh đạo và đối tác của công ty nên ngoại hình là yếu tố tối quan trọng mà bạn nhất định phải có nếu muốn ứng tuyển. Ngoại hình ưa nhìn không có nghĩa là yêu cầu bạn phải sở hữu gương mặt xinh như hoa hậu, vóc dáng chuẩn như người mẫu. Tiêu chuẩn ‘’ngoại hình khá’’ mà các nhà tuyển dụng đưa ra thường là chiều cao khoảng 1m65 trở lên, ăn mặc lịch sự, vóc dáng ổn, tác phong nhanh nhẹn, khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt nếu bạn có ngoại ngữ giỏi thì đó là một điểm cộng rất lớn vì đối tác của công ty có thể là người nước ngoài.
2. Trợ lý giỏi kỹ năng chuyên môn
Là cánh tay phải của giám đốc, công việc của một trợ lý không hề đơn giản. Ngoài kiến thức chuyên môn, trợ lý đòi hỏi cần phải trang bị những kiến thức về kinh tế xã hội, biến động thị trường, nhu cầu của khách hàng, sản phẩm chủ lực của công ty cùng những kỹ năng khác nhau để hỗ trợ đắc lực cho họ trong mọi lĩnh vực.
Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, thuyết phục và xử lý tình huống cũng là yếu tố không thể bỏ qua của một trợ lý giỏi, chuyên nghiệp. Là người bên cạnh và hỗ trợ giám đốc, nhưng trong nhiều trường hợp, bạn phải tự đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề một cách kịp thời và chính xác khi họ vắng mặt. Đó là lí do vì sao các nhà tuyển dụng trợ lý kinh doanh luôn đưa ra nhiều tình huống giả định để ‘’test’’ khả năng linh hoạt trong việc phân tích, đánh giá sự việc của bạn khi phỏng vấn.
Ngoài kỹ năng chuyên môn, vốn hiểu biết sâu rộng thì tác phong làm việc độc lập, nhanh nhẹn, chuyên nghiệp cũng là điều mà bạn cần phải trau dồi. Ý thức tự giác, trách nhiệm với công việc luôn là yếu tố cần phải đặt lên hàng đầu khi làm công việc trợ lý và đó cũng là yêu cầu bắt buộc mà nhà tuyển dụng đưa ra cho các ứng viên.
>> Đọc thêm: Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm
3. Sử dụng thời gian hiệu quả
Giám đốc chưa bao giờ là công việc nhàn hạ, ngược lại còn vô cùng bận rộn. Vì thế để làm hài lòng các CEO thì tuyệt đối trợ lý không nên mang thêm phiền hà, rắc rối cho họ bởi các vấn đề phiền toái xung quanh công việc đã đủ khiến họ mệt mỏi rồi. Một nhân viên chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách sắp xếp thời gian làm việc, nhắc nhở sếp về lịch họp, các công việc cần làm, các chuyến công tác, gặp gỡ đối tác… một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Để trở thành trợ lý chuyên nghiệp, bạn phải đảm nhận được nhiều vai trò như kế toán, nhân sự, nhân viên hành chính, văn thư,… giúp sếp giảm áp lực công việc và tập trung vào mục tiêu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ở đây, chính bản thân người trợ lý phải là người quản lý thời gian của giám đốc và đó cũng chính là tiêu chuẩn để bộ phận nhân sự đánh giá khả năng làm việc của họ. Không ngoa khi nói rằng, ở các công ty, tập đoàn lớn, nhiều trợ lý giỏi được đánh giá năng lực tương đương với CEO. Nhất là khi họ thể hiện được khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp và ra quyết định.
4. Hòa đồng, thân thiện
Sự hòa đồng, thân thiện luôn là tố chất mang lại sự thành công trong việc xây dựng mối quan hệ cá nhân hiệu quả. Với vị trí trợ lý – người kết nối giữa sếp và nhân viên, sếp và đối tác thì đây được coi là ‘’chìa khóa thành công’’ của nghề. Một người trợ lý giỏi và chuyên nghiệp bắt buộc phải hòa đồng được với mọi người, biết cách xây dựng, mở rộng mối quan hệ và gắn kết mọi người lại với nhau. Sự hài hước, khéo léo trong giao tiếp là một lợi thế cực kì lớn trong bất cứ ngành nghề nào.
Vì vậy, để dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng, bạn nên trau dồi thêm các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Đây là những kỹ năng cần thiết giúp bạn có thể tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và các đối tác, hỗ trợ hiệu quả cho công việc. Điều này không chỉ xây dựng cho bạn một hình ảnh tốt đẹp trong mắt mọi người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sếp của bạn nữa.
5. Sự trung thành tuyệt đối
Được coi là ‘’người giúp việc của giám đốc’’, mọi công việc, bí mật của CEO, công ty thậm chí cả nhân viên, trợ lý đều nắm rõ toàn bộ. Do đó, trợ lý bắt buộc phải là người đặc biệt tin cậy. Không ít trường hợp các công ty ngậm ngùi rơi vào hoàn cảnh ‘’nuôi ong tay áo’’ bởi trợ lý thiếu trung thực và trách nhiệm với công việc. Sự trung thành tuyệt đối là tố chất không thể thiếu của trợ lý giám đốc ở mọi công ty. Điều này cũng được các nhà tuyển dụng cân nhắc thật kĩ khi xem xét thái độ, tính cách của ứng viên khi tuyển dụng trợ lý kinh doanh.
Khi bước vào vòng phỏng vấn, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người trung thực và đáng tin cậy tuyệt đối, đừng nói dối về năng lực hay kinh nghiệm bản thân vì điều đó chỉ khiến bạn bị loại ngay lập tức mà thôi.
Xem ngay các bài viết:
- Tuyển dụng thư ký kinh doanh và những điều cần biết
- Những tiêu chí tuyển dụng quản lý kinh doanh ứng viên cần biết
- 9 câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm nhân viên kinh doanh giỏi
Trợ lý kinh doanh là một việc làm không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng, song nó sẽ là khởi đầu tuyệt vời với những bạn sinh viên bởi giá trị mà nó mang lại khó ngành nghề nào có thể so sánh được, thậm chí đôi khi bạn còn không ngờ tới. Song song với nó là những yêu cầu về tuyển dụng trợ lý kinh doanh riêng mà bạn bắt buộc phải đáp ứng được để phục vụ công việc. Đặc biệt, những trợ lý giỏi dĩ nhiên sẽ được trả lương hậu hĩnh, thường xuyên xuất hiện bên cạnh các ông chủ và là người được đề bạt đầu tiên khi cần.
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....