5 điều cần có của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu khi phỏng vấn
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là một vị trí quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu. Công việc yêu cầu nhiều kỹ năng nên không phải ai cũng có thể trúng tuyển việc làm kinh doanh dễ dàng.
- Bí quyết trở thành nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp
- 5 nguyên tắc giúp công việc kinh doanh luôn thuận lợi, thành công
- 9 câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm nhân viên kinh doanh giỏi
Với bất cứ một doanh nghiệp nào, nhân viên kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngành xuất nhập khẩu cũng không phải là ngoại lệ. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là người có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, mang doanh số về cho công ty và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của công ty. Công việc chính của họ là tìm kiếm và chăm sóc khách hàng xuất nhập khẩu, phối hợp với phòng kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh,…
Chính vì tầm quan trọng đặc biệt nên việc tuyển dụng bộ phận này là vô cùng khắt khe và luôn được nhà quản lý chú trọng đặc biệt. Không phải bất cứ ai cũng có thể trúng tuyển nếu như không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Hầu như các nhà quản lý đều có những tiêu chí nhất định khi chọn nhân viên và nếu bạn nằm lòng được điều này thì dù chỉ là sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm ít ỏi cũng có thể dễ dàng ‘’đánh bật’’ ứng viên lâu năm đấy! Cùng tham khảo 5 tố chất của nhân viên sale xuất nhập khẩu được nhà tuyển dụng đánh giá cao qua bài viết dưới đây.
Kiến thức kinh doanh phong phú
Trở thành nhân viên kinh doanh dĩ nhiên bạn cần phải có nền tảng kiến thức cơ bản về kinh doanh và với lĩnh vực mà bạn theo đuổi, ở đây là xuất nhập khẩu. Điều này là tối thiểu mà bất cứ ai muốn ‘’dấn thân’’ vào nghề kinh doanh cũng cần phải nắm rõ. Kinh doanh là lĩnh vực đặc biệt, bạn không thể chỉ học được ở sách vỡ mà nó đòi hỏi sự kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực tế, sự thành công ở kinh doanh là kết quả của cả một quá trình nỗ lực, học hỏi và không ngừng cố gắng. Với nhân viên sale xuất nhập khẩu, chẳng những bạn cần phải hiểu rõ về kinh doanh nói chung mà còn cần kiến thức đa dạng về nghề, luật, chính sách thuế,… để thuận lợi trong việc làm việc với khách hàng, đối tác cũng như các cơ quan liên quan.
Chuẩn bị hoàn hảo
Bất cứ sự chuẩn bị nào cũng sẽ mang lại kết quả tích cực, trong phỏng vấn nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu lại càng là minh chứng rõ ràng cho lời khuyên này. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đánh giá cao với các ứng viên chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn. Với vị trí nhân viên kinh doanh, phỏng vấn cũng được coi như cuộc mời gọi mua hàng mà nhà tuyển dụng chính là đối tác mà bạn đang cần thuyết phục. Chẳng có nhà quản lý nào từ chối một ứng viên vừa thông minh, linh hoạt như vậy dù cho bạn thiếu kinh nghiệm so với ứng viên có trình độ tương đương đi chăng nữa. Sự chuẩn bị kĩ càng chẳng những giúp bạn tự tin vượt qua mọi ‘’cửa ải’’ nhà tuyển dụng đưa ra mà nó còn là nhân tố chứng tỏ sự chuyên nghiệp, nghiêm túc trong công việc của bạn, cũng một phần thể hiện tính cách chỉn chu, cẩn thận – tố chất không thể thiếu của một nhân viên tiềm năng trong tương lai.
Một trong những điều của ứng viên kinh doanh được nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất là tìm hiểu kỹ về sản phẩm kinh doanh chính của công ty, các báo cáo kinh doanh mới nhất, cập nhật các thông tin vĩ mô về ngành thông qua báo, đài, truyền thông,… Hãy chứng tỏ bạn là ứng cử viên tiềm năng phù hợp nhất chẳng những giỏi năng lực mà còn linh hoạt, nhạy bé với thời cuộc.
CV xin việc ấn tượng
CV là kết nối đầu tiên của ứng viên với nhà tuyển dụng, nếu CV xin việc mờ nhạt, kém nổi bật thì khả năng bạn bị ‘’rời cuộc chơi’’ sớm là điều không khó hiểu. Mỗi ngày nhà tuyển dụng nhận hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đơn xin việc, chưa kể một số đơn vị còn sử dụng phần mềm để loại bỏ những bản CV không phù hợp. Do đó, đầu tư viết một bản CV ấn tượng là điều cần thiết nhưng ít người để ý. Nên nhớ, nếu không vượt qua vòng CV thì mọi nỗ lực của bạn đã thất bại bởi chẳng có cơ hội nào để bạn chứng tỏ bản thân trước nhà tuyển dụng. Nhiều người có thói quen ‘’rải CV’’ với các đơn vị khác nhau nhưng đây là thói quen cực kì sai lầm. Mỗi doanh nghiệp có những tiêu chí, yêu cầu riêng, bạn nên điều chỉnh sao cho phù hợp với bản sắc văn hóa của doanh nghiệp thay vì chỉ biết rải hồ sơ hàng loạt.
Chứng tỏ năng lực bản thân
Năng lực là điều quan trọng nhất khi xin việc nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng và bất cứ vị trí nào khác nói chung. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy, bạn hội tụ đầy đủ các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để phù hợp với chức vụ mà họ đang cần tìm kiếm. Thành tích nổi bật và kinh nghiệm làm việc nếu có là điều cần thiết mà bạn cần thuật lại cho họ, đây cũng là điều mà nhà quản lý quan tâm nhất khi xem xét hồ sơ của ứng viên. Ngoài kỹ năng cứng cùng văn bằng, chứng chỉ liên quan, bất cứ nhân viên kinh doanh nào cũng cần phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và xử lý tình huống.
Hãy kể lại một câu chuyện nào đó liên quan tới việc bán hàng để minh chứng cho nhà tuyển dụng thấy năng lực thực sự cùng khả năng thuyết phục của bạn – yếu tố chứng tỏ một ứng viên kinh doanh đầy tiềm năng trong tương lai. Hãy mô tả thật chi tiết, rõ ràng, mạch lạc để thể hiện rằng, bạn hoàn toàn đủ năng lực, kỹ năng đảm nhận công việc này. Đây là mẹo mà nếu vận dụng linh hoạt, ứng viên sẽ ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng.
Sẵn sàng ở vị trí thấp nhất
Ý chí tiến thủ, không ngại khó khăn và luôn sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm là tố chất mà nhà tuyển dụng đánh giá cao ở nhân viên kinh doanh. Đừng buồn vì bạn phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất, chẳng ai thành công mà không phải trải qua khó khăn, áp lực và nên nhớ bất cứ công việc nào cũng sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều hay ho, huống hồ bạn đã bước chân được vào nghề nghiệp mà mình mong muốn. Kinh doanh chưa bao giờ là công việc dễ dàng, hãy luôn sẵn sàng tinh thần để làm việc chăm chỉ, kiên trì và không sợ bị khách hàng từ chối.
Có thể bạn quan tâm:
- Bí kíp để trở thành nhân viên kinh doanh khách sạn giỏi
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
- Kỹ năng cần có để tìm việc cộng tác viên kinh doanh thành công
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi luôn hiếm hoi, vì thế nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình thì ước mơ một công việc tốt, thu nhập hấp dẫn không còn là niềm mơ ước nữa. Hãy trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng về nghề để phát triển sự nghiệp và thành công hơn nữa trong tương lai.
Hà Trần
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....