Kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế thành công
Không chỉ tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế giỏi mà 6 kinh nghiệm dưới đây còn giúp nhà tuyển dụng trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Bí quyết tìm việc kinh doanh tại TPHCM qua mạng hiệu quả
- 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tìm việc trợ lý kinh doanh
- Bí quyết trúng tuyển nhân viên kinh doanh tại Hà Nội
Kinh nghiệm 1: Tuyệt đối không nên đến muộn trong buổi phỏng vấn
Trong khi ứng viên đến buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế sớm hơn giờ đã hẹn trước để chuẩn bị thì bạn là nhà tuyển dụng lại cho phép mình đến muộn hơn họ, bắt họ phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ trong sự mệt mỏi, chán nản. Đây được xem là hình ảnh vô cùng thiếu chuyên nghiệp bạn cần tránh một cách tuyệt đối. Chẳng những vậy, nó còn ‘giết chết’ hình ảnh công ty/doanh nghiệp của bạn, chưa kể đến ứng viên này sẽ truyền miệng với ứng viên khác về tác phong phỏng vấn của bạn và công ty, làm quá trình tuyển dụng nhân sự gặp nhiều khó khăn. Lời khuyên cho bạn lúc này là cho dù buổi phỏng vấn dù nhỏ hay lớn có sự góp mặt của ban lãnh đạo cấp trên hoặc không thì bạn cũng cần đến trước tầm 15 phút để chuẩn bị mọi thứ giúp buổi phỏng vấn thành công hơn. Nếu không muốn quên ngày/tháng và giờ của buổi phỏng vấn bạn cần làm những điều sau:
– Đặt lịch nhắc nhở cho buổi phỏng vấn, có thể viết giấy nhớ dán vào những nơi bạn dễ nhìn thấy nhất, nhắc lịch phỏng vấn với thư ký để họ giúp bạn làm điều này, ghi nhớ lịch phỏng vấn vào điện thoại rồi đặt nhắc nhở.
– Sắp xếp công việc cụ thể và rõ ràng giúp buổi phỏng vấn được diễn ra đúng giờ, tránh công việc ngoài lề làm ảnh hướng để quá trình tuyển dụng.
– Không lên lịch phỏng vấn quá dày khiến bạn trở tay không kịp hay làm ứng viên phải chờ đợi quá lâu vì chưa hết thời gian phỏng vấn ứng viên này đã đến thời gian hẹn của ứng viên khác.
– Nếu bạn chậm trễ thời gian phỏng vấn ứng viên hãy nói lời xin lỗi, đừng nghĩ mình là nhà tuyển dụng mà cho mình quyền ung dung đến muộn hơn người lao động. Vì nếu không ứng tuyển vào công ty của bạn, họ sẽ còn rất nhiều nơi để cơ hội việc làm khác.
Kinh nghiệm 2: Lịch hẹn phỏng vấn không nhất thiết phải quá cứng nhắc
Theo một số chia sẻ của chuyên gia tuyển dụng nhân sự, việc bạn đặt lịch hẹn phỏng vấn quá cứng nhắc và theo một khuôn khổ nhất định sẽ khiến bạn đánh mất đi nhiều ứng viên tiềm năng. Có thể, việc đặt lịch phỏng vấn cố định sẽ giúp bạn tiết kiệm được công sức, thời gian, nhân lực và tiền bạc. Song, không phải lúc nào cách này cũng phát huy hiệu quả một cách tích cực nhất. Do một số ứng viên họ bận công chuyện không thể tham gia lịch hẹn phỏng vấn đã hẹn trước của bạn, lúc này bạn cần một chút linh hoạt về thời gian và tạo điều kiện cho họ đến tham gia buổi phỏng vấn tiếp theo. Có lẽ, những người này chính là ứng viên tiềm năng phù hợp với vị trí tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế của công ty/doanh nghiệp đang tìm kiếm bất lâu nay. Chính vì thế, nếu một ứng viên muốn rời lịch phỏng vấn sang một ngày khác, bạn hãy cho họ một cơ hội vào một ngày cụ thể giúp buổi phỏng vấn lựa chọn được nhân viên có năng lực thực sự công hiến hết mình cho công việc.
>> Tham khảo: Tải CV nhân viên sale ấn tượng, giúp ứng viên hoàn thiện hồ sơ xin việc
Kinh nghiệm 3: Chuẩn bị câu hỏi trước khi phỏng vấn trực tiếp
Đây được cho là kinh nghiệm vô cùng quan trọng đối với việc hình thành nên một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Vì nếu không chuẩn bị các câu hỏi trước khi phỏng vấn bạn sẽ đánh mất các điều dưới đây:
– Không thể khai thác triệt để điểm mạnh của các ứng hiệu một cách hiệu quả.
– Không thể hoặc khó đưa ra quyết định tuyển dụng chuẩn xác.
– Trong quá trình phỏng vấn dễ dẫn đến những tình huống đưa ra câu hỏi một cách lúng túng và thiếu tính chuyên nghiệp.
– Lãng phí quá nhiều thời gian và đưa ra một số câu hỏi không liên quan đến mục đích tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế.
Bởi vậy, để tránh lỗi này cũng như xây dựng hình tượng nhà tuyển dụng chuyên nghiệp với ứng viên, trước khi buổi phỏng vấn diễn ra hãy ngồi lại và lên một list các câu hỏi tuyển dụng có liên quan đến vị trí tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi trên mạng internet để lựa chọn được 5-10 câu hỏi bắt buộc phải hỏi ứng viên, 3-5 câu hỏi phụ nếu thời gian cho phép.
Kinh nghiệm 4: Trong suốt quá trình diễn ra buổi phỏng vấn cần duy trì sự chuyên nghiệp
Hãy nhớ rằng bạn là nhà tuyển dụng cũng chính là người đại diện cho công ty/doanh nghiệp của mình để lựa chọn nhân sự. Nếu thiếu tính chuyên nghiệp tức là bạn tự đánh mất đi hình ảnh trong mắt các ứng viên cũng như họ sẽ đánh giá công ty/doanh nghiệp của bạn không tốt vì chính người phỏng vấn như bạn. Đừng vì sai sót của một cá nhân mà làm cả một tập thể bị ảnh hưởng. Do đó, giải pháp giúp bạn không mắc phải những sai sót này là:
– Lựa chọn trang phục phù hợp với buổi tuyển dụng cần chỉn chu và lịch sự. Đối với nhà tuyển dụng là nam nên mặc vest hoặc áo sơ mi trắng, quần âu, đi giày tây, thắt cà vạt, đầu tóc gọn gàng còn với nữ tuyển dụng mặc váy công sở nhưng không quá ngắn hay áo sơ mi kết hợp cùng chân váy và quần vải, hãy trang điểm một chút giúp khuôn mặt thêm rạng rỡ, luôn nhớ tác phong đúng đắn, luôn nở nụ cười thiện cảm trước mắt ứng viên.
– Lắng nghe ứng viên trả lời một cách tập trung.
– Ngoài giao tiếp bằng lời nói nhà tuyển dụng cũng nên giao tiếp bằng ánh mắt.
– Trong buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế bạn tuyệt đối không được làm việc riêng như gõ bàn, nghe điện thoại,…
– Chào ứng viên bằng một cái bắt tay nồng nhiệt.
– Trước khi phỏng vấn hãy giới thiệu qua về bạn và công ty/doanh nghiệp như chức vụ của bạn làm tại công ty/doanh nghiệp, vài nét về công ty/doanh nghiệp và quy trình phỏng vấn.
– Cuối cùng, nên mời nước ứng viên để họ thấy sự thân thiện của bạn giúp xóa tan rào cản xa cách của buổi gặp mặt đầu tiên.
Kinh nghiệm 5: Đôi khi nên lựa chọn ứng viên có thái độ tốt hơn là một ứng viên giỏi
Thường thì việc lựa chọn ứng viên giỏi sẽ giúp công việc của công ty/doanh nghiệp được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Song, nếu người đó có thái độ không tốt cũng không phù hợp với công ty/doanh nghiệp của bạn thì về lâu về dài họ cũng sẽ rời bỏ công việc này mà tìm kiếm công việc khác, dù cho bạn đã đỗi đãi trọng thị với họ đến mấy, khiến công ty/doanh nghiệp lại tốn thời gian, tiền bạc và nhân sự để tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế mới. Hay khi không có thái độ tốt, họ còn chính là tác nhân gây bất đồng quan điểm giữa các nhân viên khác với nhau gây ra mâu thuẫn trong công ty/doanh nghiệp và chắc chắn bạn không hề muốn điều này xảy ra một chút nào. Vậy đôi khi lựa chọn ứng viên có thái độ làm việc tốt còn hơn một ứng viên giỏi nhưng thái độ ‘lồi lõm’, bạn có thể kèm cặp và truyền đạt kinh nghiệm của mình lại cho họ trong quá trình làm việc. Để tránh rơi vào tình huống lựa chọn nhầm người, nhà tuyển dụng nên ưu tiên lựa chọn thái độ hơn là vì năng lực và quan sát những điều sau:
– Khi nộp hồ sơ ứng viên của thực sự nghiêm túc hay không?
– Ứng viên lựa chọn trang phục đi phỏng vấn thế nào?
– Cách họ trả lời câu hỏi và tương tác với bạn thế nào?
– Mục đích nghề nghiệp của họ có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không?
– Nếu có yêu cầu sau buổi phỏng vấn hãy xem cách ứng viên đó thực hiện có đúng hay không?
Kinh nghiệm 6: Không nên bỏ rơi ứng viên trong những ngày đầu thử việc
Những ngày đầu thử việc được cho là quan trọng đối với các ứng viên. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định ứng viên đó có gắn bó lâu dài với công ty/doanh nghiệp của bạn hay không cũng như hình thành một số quan điểm về công việc. Bởi vậy, đừng nghĩ rằng sau khi tuyển dụng được nhân sự là xong, hãy quan tâm đến họ và cho họ biết những điều sau đây:
– Dành thời gian đưa họ đi tham quan công ty/doanh nghiệp cùng màn giới thiệc về các phòng ban.
– Hãy cho ứng viên biết người trực tiếp quản lý của họ là ai những người có thể họ cần hỏi han khi thắc mắc.
– Với những buổi đào tạo và định hướng công ty/doanh nghiệp hãy cho họ tham gia.
– Hãy truyền kinh nghiệm và nhiệt huyết công việc từ bạn sang ứng viên để họ hưng phấn hơn trong công việc.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
- 7 kỹ năng nhân viên kinh doanh bất động sản nhất định phải có
Tổng kết: Tin chắc rằng với 6 kinh nghiệm tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị y tế trên đây sẽ giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên tiềm năng cho vị trí kinh doanh còn khuyết thiếu. Đồng thời, bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho mình để tạo nên nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Chúc bạn luôn thành công!
Thiên Hương
Nguồn: https://timvieckinhdoanh.com
SNA là gì? Lợi Ích của SNA Trong Chiến Lược Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 25-04-2024, 22:54Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, "SNA" là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về mạng xã hội và phân tích dữ liệu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn SNA là gì, từ khái niệm cơ bản đến ứng dụng và lợi ích của nó...
Quản Trị Chất Lượng Là Gì? Phương pháp quản trị chất lượng hiệu quả
Kỹ năng kinh doanh 24-04-2024, 23:31Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quản trị chất lượng đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và sự phát triển bền vững của một tổ chức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu quản trị chất lượng là gì, cũng như những phương...
Thương Lượng là Gì? Tại Sao Thương Lượng Quan Trọng Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 20-04-2024, 18:11Thương lượng là một quá trình quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong kinh doanh, giúp các bên đạt được sự đồng ý hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và công bằng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thương lượng là gì, các phương pháp thương lượng...
P&L là gì? Cách sử dụng P&L trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kỹ năng kinh doanh 19-04-2024, 18:03Trong lĩnh vực kế toán và tài chính, P&L (Profit and Loss Statement) là một trong những báo cáo quan trọng nhất để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về P&L là gì, ý nghĩa của nó và cách sử...
Performance Appraisal là Gì? Vai trò của nó trong quản lý nhân sự
Kỹ năng kinh doanh 18-04-2024, 01:05Performance appraisal, hay còn được gọi là đánh giá hiệu suất, là một phần quan trọng của quản lý nhân sự trong mọi tổ chức. Ý nghĩa của nó không chỉ đơn giản là đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn là công cụ quản lý chiến lược giúp tổ chức...
PMI là Gì? Tiêu Chuẩn và Chứng Chỉ của PMI
Kỹ năng kinh doanh 16-04-2024, 17:56Bạn có thắc mắc về PMI là gì và vai trò của tổ chức này trong lĩnh vực quản lý dự án? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về PMI - Project Management Institute, một cơ quan quản lý dự án quốc tế nổi tiếng, đồng thời tìm hiểu về các tiêu...
CFD là gì? Lợi Ích và Ứng Dụng của hợp đồng chênh lệch
Kỹ năng kinh doanh 15-04-2024, 22:03CFD là một công cụ giao dịch linh hoạt và mạnh mẽ có thể mang lại cơ hội lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn CFD là gì, cách hoạt động cũng như ưu điểm và hạn chế của công cụ này. CFD...
Kinh Doanh Du Lịch là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 23:29Kinh doanh du lịch là một ngành công nghiệp đa dạng và phát triển nhanh chóng, mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và nghề nghiệp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kinh doanh du lịch là gì, tính năng của ngành này, và những cơ hội nghề nghiệp mà...
Franchises Là Gì? Tìm Hiểu Cách Hoạt Động của Franchises
Kỹ năng kinh doanh 12-04-2024, 00:50Bạn đang tò mò về "franchises là gì"? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá mô hình kinh doanh franchise, từ định nghĩa cơ bản đến cách hoạt động và lợi ích của việc sở hữu một franchise. Franchises là gì? Franchises là một mô hình kinh doanh trong đó một công ty...
Ý Nghĩa Tình Huống Đàm Phán Trong Kinh Doanh
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2024, 17:13Tình huống đàm phán trong kinh doanh là một phần không thể thiếu của quá trình thương lượng và giao dịch giữa các bên liên quan. Hãy cùng khám phá chi tiết về ý nghĩa, các chiến lược và ứng dụng thực tế trong kinh doanh qua bài viết này của Tìm việc Kinh doanh....