Kinh nghiệm “vàng” cho ứng viên cần tìm việc kinh doanh tại Hà Nội
Những kinh nghiệm từ các kỳ tuyển dụng kinh doanh dưới đây sẽ giúp ứng viên cần tìm việc kinh doanh tại Hà Nội có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi đi xin việc.
- Bí quyết tìm việc kinh doanh tại TPHCM qua mạng hiệu quả
- 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tìm việc trợ lý kinh doanh
- Bí quyết trúng tuyển nhân viên kinh doanh tại Hà Nội
Kinh doanh là xu hướng bùng nổ trong nhiều năm trở lại đây. Sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng lớn, đặc biệt là bộ phận kinh doanh tại các thành phố đông dân như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Với thủ đô Hà Nội nói riêng, sự ra đời của loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các startup chính là cơ hội tiềm năng cho các ứng viên tìm việc. Tuy nhiên, những ai đang cần tìm việc kinh doanh tại Hà Nội muốn xin việc thành công, nhất định phải có hiểu biết, kỹ năng nhất định trước khi chính thức ứng tuyển. Vậy người tìm việc kinh doanh cần biết những gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất.
Có kiến thức về kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
Muốn làm việc trong lĩnh vực nào, bạn cần có kiến thức về mảng đó. Với kinh doanh cũng không ngoại lệ. Bạn muốn trở thành nhân viên kinh doanh thì nhất định phải có kiến thức về bán hàng, tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động bán. Một người làm telesales cũng cần phải có kỹ năng bán hàng trực tuyến để thực hiện hoạt động kinh doanh thành công.
Đối với nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện được kiến thức kinh doanh trong lĩnh vực mà doanh nghiệp ứng tuyển hoạt động, bộc lộ những hiểu biết về ngành và các phương thức kinh doanh, tiếp thị, quảng bá. Những kiến thức này có thể tham khảo từ sách, báo, các phương tiện truyền thông hoặc nguồn thông tin quốc tế…
Biết khai thác thế mạnh của cá nhân
Kinh nghiệm cho ứng viên cần tìm việc kinh doanh tại Hà Nội là hãy lựa chọn những doanh nghiệp, công ty hoạt động về lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của bản thân. Nếu lợi thế của bạn là marketing, làm sales trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn có thể mạnh ở mảng tính toán, đầu tư, sales bất động sản hoặc làm nhân viên kinh doanh các dịch vụ viễn thông sẽ là gợi ý phù hợp. Nếu đam mê công nghệ, xe hơi, kinh doanh trong ngành công nghiệp ô tô, phần mềm công nghệ sẽ thích hợp với bạn.
Trong trường hợp ứng viên tìm việc trái ngành hoặc không có ưu thế mạnh ở lĩnh vực nào đó, điều bạn nên làm là trau dồi kiến thức hoặc tham gia khóa học rèn luyện kỹ năng kinh doanh ở mảng bạn chưa biết.
Xác định doanh nghiệp mà bạn muốn làm việc
Đây là yếu tố quan trọng đối với các ứng viên tìm việc kinh doanh. Có người ưu tiên khoảng các, có người dựa vào quy mô, có người lại chọn mức lương làm tiêu chuẩn để chọn nơi ứng tuyển. Kinh nghiệm của những người từng trải là bạn hãy lập một danh sách các công ty thuộc lĩnh vực mà bạn muốn làm việc. Sau đó, tìm kiếm trên mạng những tin tuyển dụng liên quan tới các công ty này và tìm hiểu tiêu chí tuyển dụng, dùng phương pháp loại trừ để có được những lựa chọn hợp lý nhất. Khi đã xác định được doanh nghiệp mục tiêu, bạn có thể bắt tay xây dựng hồ sơ xin việc.
Thêm một chú ý nhỏ nữa là với những ai bắt đầu tìm việc kinh doanh, chưa có kinh nghiệm dày dặn thì nên tìm cơ hội việc làm ở những cấp cơ bản như nhân viên. Khi đã có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể phấn đấu lên chuyên viên hoặc tìm kiếm các cơ hội ở vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh.
Tạo lập hồ sơ xin việc ấn tượng
Muốn gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, ứng viên cần chau chuốt kỹ hồ sơ xin việc, đặc biệt là CV. Với những ứng viên đã có kinh nghiệm, hãy tập trung vào các thông tin thể hiện kịnh nghiệm của bạn để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là lựa chọn tiềm năng. Ngoài ra, các kỹ năng bổ trợ cho công việc như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ nếu có bạn cũng nên đưa ra trong CV.
Hãy chuyên nghiệp hóa hồ sơ xin việc một cách tối đa. Nếu là CV gửi qua email, hãy dùng định dạng pdf thay vì word, căn dòng, giãn cách đều nhau và sử dụng các công cụ chỉnh sửa để trang trí CV độc đáo cũng là cách ghi điểm.
Với đơn xin việc, bạn hãy viết ngắn gọn, thể hiện được đam mê với lĩnh vực kinh doanh và cho thấy sơ lược hiểu biết của bạn về doanh nghiệp. Ngoài ra, lồng ghép các thế mạnh bản thân cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được năng lực của bạn, có đánh giá tổng quát rằng bạn có hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Tự tin trong phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp chính là vòng quyết định ứng viên có xin việc thành công hay không. Bởi vậy, bạn cần chú ý thật kỹ ngay từ khâu chuẩn bị.
Trước khi phỏng vấn
Hãy chủ động tìm hiểu các tài liệu về tình hình kinh doanh thời gian gần nhất, sự kiện nổi bật của doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển để chuẩn bị cho các câu hỏi liên quan nếu có. Hoặc, từ thực trạng đó, bạn có thể xây dựng trước một bản đề án sơ bộ để thuyết trình trong buổi phỏng vấn nếu cần. Hãy tự đưa ra câu hỏi khi đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng và chuẩn bị trước câu trả lời.
Ứng viên cũng nên chọn trang phục phù hợp với tiêu chí thanh lịch, lịch sự. Với nam ưu tiên vest tối màu và giày Tây. Với nữ ưu tiên sơ mi và chân váy công sở hoặc quần Âu cùng giày cao gót cổ điển. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm của người tuyển dụng.
Trong buổi phỏng vấn
Bạn cần tỏ ra bình tĩnh, thể hiện sự tự tin bằng nét mặt tươi tắn, giữ nụ cười nhẹ nhàng. Cách giao tiếp cần mạnh lạc, câu từ gãy gọn, súc tích và tập trung vào vấn đề. Hãy nhìn thẳng vào người đối diện khi trả lời câu hỏi, tránh nói lắp, nói tiếng địa phương. Tư thế ngồi đặt hai tay lên gối hoặc đan bàn tay và để trên bàn phỏng vấn nếu có. Với các câu hỏi tình huống bất ngờ, không nên tỏ ra nao núng mà ứng viên cần giữ thái độ ôn hòa để tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp. Trong vòng này, bạn cần vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và thuyết phục.
Sau khi phỏng vấn
Là ứng viên xin việc, bạn nhất định phải nhờ gửi lời cảm ơn tới những người có mặt trong phòng phỏng vấn, trực tiếp tuyển dụng bạn để thể hiện sự trân trọng, chân thành và sự chuyên nghiệp. Sau thời gian phỏng vấn 1 – 2 tuần, nếu chưa nhận được kết quả, hãy chủ động liên lạc qua email hoặc số điện thoại để xác nhận mình có được chọn hay không, phòng trừ trượng hợp có sự cố thông tin chưa được chuyển tới ứng viên.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
- 7 kỹ năng nhân viên kinh doanh bất động sản nhất định phải có
Tổng kết lại, không chỉ với ứng viên cần tìm việc kinh doanh tại Hà Nội mà với bất cứ ai đang có nhu cầu tìm việc lĩnh vực kinh doanh đều cần chú ý những điều trên. Có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt kiến thức, thông tin và chuyên nghiệp từ hồ sơ tới tác phong phỏng vấn sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng khó tính nhất. Trong ngành nghề mang nhiều tính cạnh tranh như kinh doanh, biến mình thành ứng viên tiềm năng cũng là một kỹ năng mà những ai đang tìm kiếm cơ hội việc làm cần chú trọng.
Đông Phương
Nguồn: https://timvieckinhdoanh.com

Cửa hàng trưởng là gì? Công việc cửa hàng trưởng là làm gì?
Kỹ năng kinh doanh 05-01-2023, 15:43Cửa hàng trưởng là gì?Công việc của cửa hàng trưởng là làm gì? Mức lương ra sao? Để đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé. Cửa hàng trưởng là gì? Cửa hàng trưởng là người điều hành và vận hành hoạt động...

Ngành kinh doanh thương mại là gì? Học xong ra làm gì?
Kỹ năng kinh doanh 22-12-2022, 14:29Kinh doanh thương mại đang là lĩnh vực được nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa theo học. Ngành nghề này rất thích hợp với những ai yêu thích kinh doanh, và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vậy ngành kinh doanh thương mại là gì? Học xong ra trường làm gì? Cùng...

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp nhất
Kỹ năng kinh doanh 21-11-2022, 14:19Bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng? Bạn băn khoăn không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn những gì khi đi phỏng vấn. Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổi biến thường gặp. Hãy cùng tham khảo để có sự chuẩn bị...

Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhân viên kinh doanh nội thất cần biết
Kỹ năng kinh doanh 14-04-2022, 14:06Nắm vững kỹ năng kinh doanh sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên giỏi và chuyên nghiệp,để gây ấn tưởng với nhà tuyển dụng kinh doanh thì bạn hãy làm theo cách bước sau đây: Dưới đây là 7 bước cơ bản không nên bỏ qua nếu bạn đang có ý định theo đuổi...

Cách viết cv xin việc bất động sản khiến nhà tuyển dụng không thể nào chối từ
Kỹ năng kinh doanh 13-04-2022, 14:37Để có thể ứng tuyển vào một vị trí nhân viên kinh doanh bất động sản, ngoại trừ đam mê, bạn cũng cần chuẩn bị các kỹ năng kinh doanh cần thiết và các mối quan hệ. Đồng thời để tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cũng không được sơ sài trong các bước chuẩn...

Những tiêu chí tuyển dụng quản lý kinh doanh ứng viên cần biết
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2022, 15:38Biết được những tiêu chí tuyển dụng quản lý kinh doanh và các chú ý nổi bật, ứng viên sẽ nâng cao cơ hội trúng tuyển nhân viên kinh doanh, xin việc thành công. Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó Kỹ năng bán hàng hiệu...

Bán hàng cá nhân là gì? Ưu và nhược điểm của nó
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2022, 10:45Bán hàng cá nhân là quà trình người bán tiếp cận, cung cấp thông tin và thuyết phục người mua mua sản phẩm. Với mục đích thúc đẩy một chiến lược kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Cùng hiểu rõ hơn về bán hàng cá nhân là gì? qua một vài chia sẻ sau...

Kinh doanh online: Những lợi ích và tác hại của cách thức kinh doanh này
Kỹ năng kinh doanh 10-04-2022, 08:00Sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet thời kì 4.0 đã biến kinh doanh online là một sự lựa chọn hợp lý cho nhiều bạn trẻ có khao khát khởi nghiệp. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về hình thức này qua bài viết nhé! Khái niệm kinh doanh online (bán hàng trực tuyến) Kinh doanh...

Nhân viên kinh doanh bảo hiểm là gì? Mức lương là bao nhiêu?
Kỹ năng kinh doanh 10-08-2021, 15:28Nhân viên kinh doanh bảo hiểm hiện đang là một trong những việc làm “HOT” hiện nay và được sự quan tâm của rất nhiều người vì đem lại thu nhập cao và sở hữu nhiều cơ hội thăng tiến. Vậy nhân viên kinh doanh bảo hiểm là gì, công việc của họ gồm những...

Đối tác kinh doanh là gì? Sự khác nhau giữa đối tác và khách hàng
Tin tức 30-07-2021, 10:58Trong kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào đều mong muốn tìm được đối tác phù hợp nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và bền lâu. Vậy đối tác kinh doanh là gì? Giữa đối tác và khách hàng được phân biệt như thế nào? Đối tác kinh doanh là gì...