Tố chất cần có để tìm việc làm quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh hiện là một trong những lựa chọn đem tới nhiều cơ hội việc làm ”hot” với thu nhập và khả năng phát triển cao. Để các nhà tuyển dụng kinh doanh, bạn cần phải có những kỹ năng và tố chất nhất định.
- Bí quyết tìm việc kinh doanh tại TPHCM qua mạng hiệu quả
- 6 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn tìm việc trợ lý kinh doanh
- Bí quyết trúng tuyển nhân viên kinh doanh tại Hà Nội
Quản trị là gì?

Quản trị vốn là hành động, cách thức nhằm đưa một tổ chức với nguồn lực hữu hạn đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong đó, việc sử dụng nguồn lực để đi tới mục tiêu gọi là hiệu suất và đạt được mục tiêu gọi là hiệu quả.
Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc quản lý hoạt động kinh doanh, là quá trình từ lên ý tưởng sản xuất tới khâu chăm sóc khách hàng hậu bán, nhằm duy trì và phát triển tổ chức, doanh nghiệp. Các công việc liên quan tới quản trị kinh doanh bao gồm lên kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm…
Một nhà quản trị doanh nghiệp là người chịu tránh nhiệm giám sát doanh nghiệp và các hoạt động vận hành, đảm bảo doanh nghiệp được tổ chức và quản lý hợp lý để đạt được mục tiêu chung. Người quản trị doanh nghiệp có thể là chủ sở hữu kinh doanh song có thể là người được doanh nghiệp thuê về làm công tác điều hành, quản trị.
Yếu tố cần có để theo đuổi ngành quản trị kinh doanh
Để tìm việc làm quản trị kinh doanh, cần có rất nhiều yếu tố. Các tố chất quan trọng có thể kể tới như sau.
Có đam mê và đầu óc kinh doanh
Muốn làm một nhà quản trị kinh doanh, trước hết bạn cần có đam mê thực sự với lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Đây cũng là yếu tố cơ bản cho hầu hết các ngành nghề. Nếu muốn làm tốt một vị trí nào đó, điều trước tiên là hãy yêu thích tính chất công việc đó. Chính đam mê sẽ tạo ra động cơ và động lực để bạn theo đuổi công việc một cách tốt nhất.
Có kỹ năng quản lý, giao tiếp
Nếu có đam mê mà thiếu kỹ năng cũng khó có thể thành công. Bởi vậy, công việc quản trị kinh doanh cũng đòi hỏi bạn có kỹ năng trong việc quản lý và giao tiếp. Giữa bối cảnh hòa nhập kinh tế hiện nay, bạn cần tổng hợp nhiều kỹ năng quản lý cùng lúc như: quản lý thông tin, quản lý thị trường, quản lý sản phẩm…. Nền tảng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp nhà quản trị phát triển các mối quan hệ, tự mình tạo ra những cơ hội kinh doanh mới với các đối tác tiềm năng. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn tìm việc làm quản trị kinh doanh dễ dàng.
>> Tham khảo: Tổng hợp mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm dễ tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
Có năng lực dự đoán, nhìn xa trông rộng
Kinh doanh là lĩnh vực vô cùng phức tạp và có tính chất bất biến, vận động không ngừng. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị cần có tầm nhìn, sự chủ động trong việc dự đoán thông tin và nhanh chóng thích nghi trước những biến chuyển để điều hành doanh nghiệp. Ngoài những hiểu biết nghiệp vụ, bạn càng phải là người hiểu sâu sắc nhất về thương trường, đưa ra được những tiên liệu về xu hướng kinh doanh, kế hoạch đầu tư hay lựa chọn nhân sự, phân bố nhân nhân sự. Ngoài ra bạn cũng cần rèn luyện tính quyết đoán và sự nhạy bén để có những quyết định sáng suốt giúp doanh nghiệp phát triển.
Biết kết hợp giữa tư duy và thực tiễn
Tư duy lý luận sẽ trở nên vô nghĩa nếu không gắn liền với thực tiễn. Dựa trên những kiến thức, khả năng nắm bắt thị trường, phân tích tình huống, nhà quản trị cần áp dụng trực tiếp và hoàn cảnh của doanh nghiệp, tìm hướng mở rộng các mối quan hệ hợp tác hoặc khai thác những ý tưởng, biến các sáng kiến thành dự án tiềm năng.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu suất lao động, luôn cần kết hợp chặt chẽ giữa tư duy và thực tiễn. Các luồng tư duy kinh tế, khoa học có thể bổ trợ cho nhau giống như tư duy sáng tạo và tư duy logic.
Các cấp quản trị kinh doanh
Trong việc làm quản trị kinh doanh, các vị trị công việc cũng được chia ra làm nhiều cấp, không chỉ giới hạn trong những lãnh đạo cấp cao. Nhìn chung, có thể phân cấp quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp như sau:
- Quản trị cấp cao: Chủ tịch hội đồng quản trị, CEO – Tổng giám đốc điều hành.
- Quản trị cấp trung: CMO – Giám đốc Marketing, CFO – Giám đốc tài chính hay CHRO – Giám đốc nhân sự….
- Quản trị cấp cơ sở: Trưởng phòng tài chính, trưởng phòng kinh doanh…
- Người thực hiện: Nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân viên kế toán…
Top công việc ‘‘hot’’ ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh hiện là ngành học phổ biến, là mục tiêu của nhiều sĩ tử hiện nay. Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng hiểu hết về cơ hội việc làm mà ngành này mang lại sau khi tốt nghiệp. Với một tấm bằng cử nhân ngành quản trị kinh doanh, bạn có thể làm được những công việc gì nếu không phải quản trị viên hoặc lãnh đạo? Những gợi ý dưới đây chính là câu trả lời.
Nhân viên/chuyên viên kinh doanh
Hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận kinh doanh và luôn ưu tiên nhân sự có chuyên ngành quản trị kinh doanh. Vị trí nhân viên kinh doanh được đánh giá là phù hợp với ngành học và có thể mang lại cơ hội phát triển tốt. Các nhân viên kinh doanh đảm nhận công việc quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đem về nguồn thu nhập chính cho công ty. Bởi vậy, mức lương cho nhân viên/chuyên viên kinh doanh cũng không hề thấp.
Thông thường, công việc này yêu cầu bạn cần nghiên cứu, thu thập thông tin khách hàng, tìm kiếm khách hàng, khảo sát thị trường, đề xuất kế hoạch bán, ký kết hợp đồng… Với sinh viên mới ra trường, thiếu kinh nghiệm, bạn cũng có thể thử sức với vị trí nhân viên. Nếu làm tốt, ngoài mức lương chính, thưởng hoặc phần trăm hoa hồng của các nhân viên kinh doanh cũng rất cao.
Nhân viên/chuyên viên marketing
Thoạt nghe có thể không liên quan nhưng thực tế, các vị trí marketing trong donah nghiệp lại có mối quan hệ không nhỏ tới quản trị kinh doanh. Làm marketing chủ yếu là tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm, đưa ra các chiến dịch truyền thông, phát huy khả năng sáng tạo. Mà sáng tạo cũng là nền tảng của kinh doanh.
Nếu làm nhân viên marketing, bạn có thể áp dụng kiến thức kinh doanh để tạo ra những dự án truyền thông phù hợp, tính toán chi phí quảng cáo tiết kiệm nhưng mang lại hiệu ứng cao hay lên ý tưởng cho những quảng cáo tiếp cận trực tiếp, nhanh chóng tới khách hàng tiềm năng…
Nhân viên/chuyên viên quan hệ khách hàng
Với tính chất công việc là tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với khách hàng để bán sản phẩm, nhân viên quan hệ khách hàng thực chất cũng vận dụng kiến thức, kỹ năng giống với quản trị. Bạn cũng cần đưa ra kế hoạch bán sản phẩm cho từng khách hàng, dùng kỹ năng thuyết phục, đàm phán trong giao tiếp, xử lý tình huống phát sinh…
Làm chủ được mối quan hệ với khách hàng, duy trì được những khách hàng cũ và khai thác thành công nguồn khách hàng mới cũng chứng minh sự chủ động trong công việc quản trị khách hàng của bạn. Đây cũng là công việc thích hợp dành cho những người học chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Nhân viên/chuyên viên hành chính nhân sự
Nếu nhân viên marketing đòi hỏi sự năng động, vị trí hành chính nhân sự lại phù hợp với những người điềm tĩnh. Công việc này đòi hỏi sự cẩn trọng, chỉn chu và chu đáo. Bạn cần biết cách xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đề xuất chương trình đào tạo và đưa ra những chế độ đãi ngộ theo từng vị trí tuyển dụng…
Nhân viên nhân sự cũng là người giám sát hệ thống quản trị (bao gồm cả quản trị cấp cao lẫn nhân viên nội bộ). Về cơ bản, tính chất công việc hành chính nhân sự chính là quản trị con người, bất kỳ công ty nào cũng cần có bộ phận này.
Khởi nghiệp, tự làm chủ doanh nghiệp của chính mình
Startup đang là mô hình phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đối với giới trẻ. Không ít cử nhân đại học, ngay sau khi tốt nghiệp đã tự mình thử sức kinh doanh với mô hình doanh nghiệp nhỏ. Đó có thể là một chuỗi workshop, nhà hàng, cà phê hay các xưởng gia công, công ty thiết kế… Chỉ cần có đam mê và một số vốn nhất định, cộng thêm sự liều lĩnh và muốn thành công, bạn hoàn toàn có thể trở thành nhà quản trị kinh doanh xuất sắc khi điều hành doanh nghiệp của chính mình và tạo ra cơ hội việc làm cho nhiều người khác.
Tham khảo thêm:
- Cách tiếp cận khách hàng giúp nhân viên kinh doanh dự án đánh đâu thắng đó
- Bí quyết tìm việc kinh doanh lương cao không phải ai cũng biết
- 7 kỹ năng nhân viên kinh doanh bất động sản nhất định phải có
Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về ngành quản trị kinh doanh cũng như những tố chất cần có cho công việc này. Không những có không gian phát triển về kỹ năng, việc làm quản trị kinh doanh còn mang lại nhiều tiềm năng thăng tiến với mức lương hấp dẫn.

Những kỹ năng một quản lý management cần có là gì?
Quản trị kinh doanh 19-05-2023, 12:25Những kỹ năng cần có của một quản lý Management là gì? Khả năng quản lý Manager cần sở hữu rất nhiều kỹ năng khác nhau trong đó có khả năng quản lý để quản lý các nhân viên của mình một cách hiệu quả. Và Manager cần phải liên tục rèn luyện thêm các...

llc là viết tắt của từ gì? Phân loại LLC
Quản trị kinh doanh 06-03-2023, 11:21LLC là viết tắt của từ gì? LLC là viết tắt của Limited Liability Company, có nghĩa là Công ty trách nhiệm hữu hạn. Phân loại Công ty TNHH Một công ty TNHH có thể được sở hữu bởi một hoặc nhiều người và dựa vào đặc điểm này thì LLC sẽ được chia ra làm...

Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh 14-04-2022, 10:41Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến khái niệm triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Vậy triết lý kinh doanh là gì? Vai trò của nó đối với doanh nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây của Tìm việc kinh doanh nhé! Tips viết cv bất động sản...

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Những nguyên tắc trong quản trị tài chính
Quản trị kinh doanh 13-04-2022, 13:10Quản trị tài chính là công việc mà các nhà quản trị rất quan tâm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu và cả các nguyên tắc trong quản trị tài chính. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của...

Hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh chi tiết nhất 2022
Quản trị kinh doanh 05-04-2022, 16:48Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi là Sales, với mức thu nhập khủng, môi trường làm việc năng động, rộng mở đã thu hút đông đảo sự quan tâm từ các ứng viên trẻ tuổi. Quá trình duyệt hồ sơ để chọn nhân viên Sales khá khắt khe. Vì vậy việc chuẩn bị...
Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh
Tìm việc kinh doanh 03-08-2021, 15:31Đối với mỗi doanh nghiệp nào cũng vậy, việc tuyển dụng nhân viên kinh doanh là một bài toán khá là đau đầu và tốn rất nhiều thời gian và công sức. Mỗi doanh nghiệp đều có một quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh khác nhau để giảm thời gian cũng như chi...
Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả
Quản trị kinh doanh 15-07-2021, 16:34Tài chính được coi là huyết mạch của doanh nghiệp, để sinh them nhiều lợi nhuận thì kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả là quan trọng nhất. Bời vì khi nguồn tài chính cạn kiết cũng là lúc doanh nghiệp nằm trên bờ vực phá sản. Việc quản lý tài chính...

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Quản trị kinh doanh 24-06-2021, 09:35Ngoài các yếu tố liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp thì trách nhiệm xã hội cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm để có thể phát triển bền vững. Vậy khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Lợi ích doanh nghiệp nhận...

Bản kế hoạch kinh doanh là gì? Nguyên tắc cần nắm khi lập kế hoạch
Quản trị kinh doanh 17-06-2021, 14:20Bản kế hoạch kinh doanh là bước khởi đầu cho một chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi và ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các dự án kinh doanh. Vậy một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ sẽ gồm...

Những kỹ năng cần có để quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quản trị kinh doanh 11-06-2021, 15:56Kỹ năng là một yếu tố rất quan trọng đối với các nhà quản trị đặc biệt là ở doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bạn đang có ý định xây dựng doanh nghiệp, hay bạn đang giữ vị trí quản lý tại doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hãy tham khảo bài viết dưới đây...